Hẳn các bộ phim khoa học viễn tưởng đã vẻ ra một bối cảnh đáng mơ khi suy nghĩ trong não được văn bản hoá ra ngoài cuộc sống thực.
Sẽ ra sao khi tất cả những gì bạn nghĩ trong đầu đều được chuyển thành văn bản? Vậy chắc chắn chúng ta sẽ có rất nhiều các tác phẩm kí sự ra đời, và vui hơn là ai nói xấu hay khen đẹp chúng ta đều biết hết, câu chuyện "đi guốc trong bụng" sẽ không còn là lời nói nữa.
Tiến sỹ Joseph Makin, làm việc tại Đại học California, cùng các đồng nghiệp tiết lộ rằng họ đã phát triển hệ thống của mình bằng cách tuyển 4 người tham gia và gắn vào não họ những mảng điện cực để theo dõi tình trạng động kinh.
Những người tham gia được yêu cầu đọc to 50 câu nói nhiều lần, bao gồm "Tina Turner là một ca sỹ nhạc pop", "Những tên cướp kia đã đánh cắp 30 viên kim hoàn"…
Nhóm nghiên cứu đã theo dõi hoạt động thần kinh của họ trong khi họ đang nói.
Dữ liệu thu được được cho vào một thuật toán "machine-learning", một kiểu trí tuệ nhân tạo (AI) có thể chuyển dữ liệu hoạt động não liên quan mỗi câu được nói ra thành một dãy các con số.
Ban đầu, hệ thống cho ra những câu chẳng có chút ý nghĩa.
Nhóm nghiên cứu sau đó đã thử nghiệm hệ thống lần nữa, tạo ra được văn bản viết chỉ từ hoạt động não trong quá trình nói.
Dĩ nhiên, hệ thống này vẫn chưa hoàn hảo.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng độ chính xác của hệ thống mới đã cao hơn nhiều so với các hướng tiếp cận trước đây.
Tiến sỹ Christian Herff, một chuyên gia từ Đại học Maastricht, người không tham gia nghiên cứu, nói rằng nghiên cứu này thực sự thú vị bởi hệ thống chỉ sử dụng chưa đến 40 phút dữ liệu huấn luyện đối với từng người tham gia, và một tập hợp với số lượng câu hạn chế, chứ không cần đến hàng triệu giờ huấn luyện như các thuật toán thông thường cần đến.
Dù hệ thống hiện tại hoạt động bằng cách đọc các mô hình thần kinh xuất hiện khi ai đó đang nói, các chuyên gia khẳng định trong tương lai, nó có thể hỗ trợ việc cho việc giao tiếp của các bệnh nhân không thể nói hoặc gõ văn bản như bình thường.
Tuy nhiên, ông lưu ý rằng hệ thống này vẫn chưa hữu dụng đối với nhiều bệnh nhân khuyết tật nặng, bởi nó dựa vào hoạt động não ghi được từ người có thể nói to ra một câu.
Các bác sĩ tại Đại học California hy vọng sẽ tạo ra một thiết bị có thể giúp những người sống trong tình trạng tê liệt có thể giao tiếp dễ dàng hơn bằng cách dùng chuyển động mắt và co giật cơ để điều khiển bàn phím ảo.
Tuy nhiên, không nên quá lo lắng về việc người khác đọc được suy nghĩ của họ: muốn đọc được, bạn phải gắn các điện cực não, và những câu nói tưởng tượng trong đầu cũng rất khác biệt so với suy nghĩ và cảm xúc của mỗi người.
Theo Nguoiduatin