Mặt trái đáng sợ của những công nghệ hiện đại

Chủ nhật, 22/04/2012, 00:59
Công nghệ di động đang bùng nổ với những ứng dụng hoành tráng và dịch vụ tiện lợi. Chúng giúp bạn kết nối thông tin, liên lạc, phục vụ mục đích giải trí đa dạng. Tuy nhiên, đây còn là sản phẩm gây phiền toái cho hầu hết người dùng. Bên cạnh tính năng hiện đại, yêu cầu sử dụng hệ thống hợp lý cũng trở thành vấn đề đáng lưu tâm.

>>TV thông minh tích hợp đồ nội thất
>>Simsimi – ứng dụng trò chuyện cực vui
 
Bài viết dưới đây thống kê 5 công nghệ tiên tiến nhưng cũng đem lại rắc rối không nhỏ cho khách hàng.

1. Định vị GPS: Xác định vị trí mọi lúc mọi nơi

Gần đây, một số trung tâm mua sắm phải đối mặt với làn sóng phản đối kịch liệt từ phía công chúng, sau khi kế hoạch bí mật theo dõi khách hàng thông qua thiết bị cá nhân bị phanh phui. Chúng phục vụ quá trình thu thập thông tin người dùng, giúp nhà bán lẻ cải thiện cơ cấu sản phẩm. Quản lý tại những trung tâm này phải nhận cáo buộc vi phạm quyền riêng tư.


Công nghệ GPS được đánh giá cao trong việc cung cấp dữ liệu chi tiết và chính xác về quãng đường di chuyển. Mặc dù vậy, đây cũng là một công cụ đáng sợ, bởi kẻ xấu có thể lợi dụng GPS để theo dõi và đánh cắp thông tin cá nhân mà bạn không muốn công khai.

2. Hệ thống theo dõi hoạt động: Tiết lộ mọi thứ
 
Google từng giới thiệu sáng kiến về hệ thống theo dõi hoạt động. Công nghệ mới không chỉ hỗ trợ xác định vị trí mà còn phát hiện hoạt động dựa trên âm thanh phát ra trong môi trường xung quanh, điều kiện nhiệt độ hoặc yếu tố khác. Tuy nhiên, tương tự tính năng GPS, hệ thống trên cũng giống như con dao hai lưỡi nếu vận dụng thiếu hợp lý.


3. Nhận dạng tâm trạng và giọng nói

Trường Đại học Fujitsu và Nagoya đã trình làng công nghệ cho phép đọc tâm trạng và ý nghĩ của con người. Cụ thể, hệ thống sử dụng phương pháp phân tích giọng nói nhằm xác định người kia đang nói dối hay không, góp phần hạn chế tình trạng lừa đảo trên điện thoại. Nếu đối phương có xu hướng nói dối, thiết bị sẽ phát cảnh báo nhắc nhở bạn.
 
Ý tưởng xây dựng công nghệ nhận dạng giọng nói và phân tích mẫu tiếng nói khá cần thiết trong cuộc sống. Song với "cao thủ" lừa đảo chuyên nghiệp, việc thay đổi giọng nói và thái độ dễ dàng sẽ khiến quá trình nhận biết hoàn toàn chệch hướng.

4. Nhận dạng khuôn mặt
 
Nhiều công ty đang tìm cách phát triển phần mềm nhận dạng khuôn mặt. Facebook là ví dụ điển hình, khi thành viên có thể xác minh bạn bè qua hình ảnh đại diện. Gần đây, một dự án mang tên Faced.me đang quảng cáo công nghệ nhận dạng đối tượng bằng cách phân tích hình ảnh được đưa ra. Sau đó, bạn thoải mái liên lạc với đối phương nếu họ sở hữu tài khoản Facebook, Twitter và Linkedln.


Nếu được sử dụng thận trọng, chắc chắn công nghệ trên sẽ phát huy tác dụng tích cực. Ngược lại, chúng có thể trở thành công cụ đáng sợ và gây phiền toái với người nào không muốn tiết lộ địa chỉ cá nhân trên mạng xã hội.

5. Augmented Reality: Tiết lộ đời tư cá nhân

Bạn chỉ việc hướng thiết bị gắn camera vào đối tượng bất kỳ, công nghệ tương tác thực tế ảo (Augmented Reality - AR) sẽ nhanh chóng thu thập thông tin về chúng giúp bạn. Chẳng hạn, bạn có thể chụp lại hình ảnh từ một hoạt động thể thao, AR sẽ nhận diện khung cảnh và trình chiếu clip về sự kiện đó.


Nhìn chung, ARhứa hẹn tương lai ấn tượng cho lĩnh vực giải trí, giáo dục và kinh doanh. Nhưng chúng còn đồng thời tiết lộ mọi hoạt động bình thường của bạn. Đấy chính là điều bất lợi mà nhà sản xuất cần quan tâm nếu không muốn dính vào rắc rối pháp lý.
 

Theo Kenh14

Các tin cũ hơn