Motorola, Sony, AT&T dính bê bối lao động Trung Quốc

Thứ bảy, 30/06/2012, 14:13
Nối gót Apple, rất nhiều hãng công nghệ dính vào vụ vê bối liên quan tới lao động Trung Quốc tại các nhà máy của nhà cung ứng VTech. >>Apple và Google “làm ăn” thế nào ở Trung Quốc?  >>Thay đổi trong chính sách kiểm duyệt Internet của Trung Quốc  Foxconn – đối tác sản xuất iPhone, iPad của Apple tại Trung Quốc – từng rất nổi tiếng vì điều kiện lao động làm việc tồi tệ. Tuy nhiên, không chỉ có Foxconn bị điều tra vì những vấn đề này. VTech – một nhà cung ứng Trung Quốc khác cho các hãng như Motorola, AT&T, Sony và Deutsche Telekom cũng vừa bị cáo buộc vi phạm quyền lao động.   Học viện Quyền con người và lao động – một tổ chức phi lợi nhuận – cho biết đã thuê công ty tư nhân thu thập bằng chứng và phỏng vấn công nhân từ 1 trong 3 nhà máy VTech ở tỉnh Đông Quan, nơi có khoảng 10.000 lao động đang sản xuất điện thoại không dây/có dây, linh kiện điện thoại và bảng mạch. Sản phẩm của VTech được bán ra ở Mỹ tại các hãng bán lẻ lớn như Staples, Wal-Mart, Costco, Sears & Kmart. Báo cáo bóc lột lao động VTech tại Trung Quốc cáo buộc hành vi lạm dụng rộng rãi, tương tự như trường hợp Apple và Foxconn, bao gồm ép buộc làm ngoài giờ, tiếp xúc các hóa chất độc hại, điều kiện sống dưới tiêu chuẩn, lương không đủ sống. Cáo buộc gây sốc nhất liên quan tới việc đối xử với nhân viên và điều kiện sống của họ. Lao động thường phải đứng làm việc 12-15 tiếng/ngày, nghỉ ăn trưa trong 1 tiếng với bữa ăn kinh khủng và sống trong các phòng kí túc xá như nhà tù, không rèm cửa, điều hòa hay đệm, không có vòi hoa sen và nhân viên phải xếp hàng để chờ tới lượt dùng từng gáo nước. Nhà máy cũng duy trì hệ thống kỉ luật nghiêm ngặt: nhân viên mắc lỗi bị ghi vào Sổ phạm tội và bị trừ lương, trong khi quản lí lại được thưởng nếu “mách lẻo” sai sót của người khác. Các công nhân cũng cho biết một số trường hợp tự tử và bị bảo vệ “động tay chân”, dù phần lớn các vụ này là từ năm 2010. Dù các điều kiện làm việc kể trên thực sự khiến phương Tây bị sốc và bị xem là phi pháp, các nhà máy tại Đông Quan không hề xem đây là điều bất thường. Foxconn bị cáo buộc vi phạm luật lao động Trung Quốc Cùng lúc đó, China Labor Watch – một tổ chức phi chính phủ hoạt động vì quyền của người lao động Trung Quốc – cũng phát hành báo cáo dài 133 trang điều tra Foxconn và khẳng định nhà cung ứng sản phẩm cho Apple đã vi phạm luật lao động tại tất cả các nhà máy của mình. Cuộc điều tra kéo dài 4 tháng, phỏng vấn 620 công nhân của 10 nhà máy cho thấy nhân viên Foxconn đã phải làm thêm 180 tiếng/tháng vào giai đoạn đỉnh cao, vượt quá giới hạn 36 tiếng/tháng. Một số cơ sở bỏ qua bảo hiểm y tế theo yêu cầu của pháp luật, trong khi công nhân phải tiếp xúc với các điều kiện độc hại. Apple đã cử đội kiểm chứng các cơ sở trong báo cáo của China Labor Watch và phát ngôn viên của hãng thừa nhận đã tìm ra một số vấn đề giống như trong báo cáo, trong đó có vi phạm thời gian làm việc ngoài giờ.   Theo ictnews

Các tin cũ hơn