Thay vì dành tiền lãi để tái đầu tư sản xuất, kinh doanh nhiều doanh nghiệp đã dồn hết vào để chơi "canh bạc mang tên BĐS. |
Hệ lụy đầu tư trái ngành
Trong đó, cay đắng nhất phải nói đến những nhà đầu tư “không chuyên”, những “tay mơ” đến từ các lĩnh vực kinh doanh khác như bánh kẹo, thủy sản, xuất nhập khẩu, taxi, phân phối…
Thay vì dành tiền lãi để tái đầu tư sản xuất, kinh doanh nhiều DN trong số này đã dồn hết vào để chơi “canh bạc” mang tên BĐS. Thậm chí, có những DN còn vay ngắn hạn để ném vào các dự án dài hạn. Và khi thời kỳ “đỉnh cao” của thị trường BĐS lao dốc không phanh thì cũng là lúc các DN ngập chìm trong nợ nần do dự án ế ẩm, hàng tồn kho chất đống.
Nguy kịch hơn lĩnh vực kinh doanh chính của những DN này cũng đang đứng trước những mối đe dọa to lớn. Đó là lý do vì sao từ giữa năm 2012 đến nay, hàng loạt DN đã tìm đủ đường để thoái lui ra khỏi lĩnh vực đầu tư trái ngành này.
Công ty quốc tế Sơn Hà thoái vốn tại các dự án khu đô thị Kiến Hưng - Hà Đông, Paradise Garden. Một số DN chấp nhận cho dự án đắp chiếu, nằm không chờ đợi thời cơ như Công ty CP SX TM May Sài Gòn tạm ngừng dự án 213 Hồng Bằng. T
hậm chí, có những chủ đầu tư chấp nhận bán cổ phần của mình để có tiền chạy tiếp dự án. Như trường hợp Tập đoàn Đất Xanh bán 11% cổ phần của mình cho Ngân hàng Việt Á. Đổi lại, Việt Á Bank sẽ hỗ trợ vay vốn cho khách hàng của Đất Xanh nhắm giảm gánh nặng về tài chính cho người có nhu cầu mua nhà đất.
Tuy nhiên, không phải cuộc rút chân nào khỏi BĐS cũng dễ dàng. Nhất là đối với những DN đầu tư trái ngành nhưng đã lún vào quá sâu. Nhiều DN muốn kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư bên ngoài nhưng DN phải chấp nhận chia sẻ quyền kiểm soát Công ty với đối tác như cho họ nắm phần trăm cổ phần lớn hoặc có ghế trong HĐQT.
Đây thực sự là những thách thức không hề nhỏ đối với bất kỳ DN nào. Bởi trong bối cảnh thị trường tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như hiện nay, thì việc bị thâu tóm không thân thiện qua các hoạt động đầu tư có thể diễn ra bất kỳ lúc nào.
Đối phó phá sản
Nhận thấy nhiều nan giải trong vấn đề này của các DN, trong chương trình Chìa Khóa Thành Công – CEO với chủ đề “Đối phó với phá sản – sa lầy vào bất động sản”, các CEO đã cùng các DN tìm giải pháp.