Cần khởi kiện và xét xử tàu cá gây đứt cáp tàu Bình Minh 02

Thứ sáu, 07/12/2012, 12:14
Theo PVN, vị trí tàu Bình Minh 02 bị các tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp vào ngày 30-11 có tọa độ 17º26 Bắc và 108º02 Đông, cách đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) 43 hải lý về phía đông nam và cách đường trung tuyến Việt Nam - Trung Quốc 20 hải lý về phía tây. Như vậy, vùng biển này thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
 
 

Biển Đông tiếp tục "dậy sóng" bởi một loạt động thái ngang ngược của Trung Quốc.
 
Theo khoản 1, điều 56 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), tàu Bình Minh 02, với tư cách là một tàu có quốc tịch Việt Nam, được quyền khảo sát thăm dò tại vùng biển này.
 
Trung Quốc phủ nhận gây đứt cáp tàu Bình Minh 02
* Ông Hồng Lỗi... chối lỗi!
TT - Ngày 6-12, Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hung hăng đòi Việt Nam phải dừng các dự án phát triển dầu khí trên vùng biển của Việt Nam.

“Phía Việt Nam nên ngừng các hành động khai thác dầu khí đơn phương và ngừng ngay việc quấy rối các tàu cá Trung Quốc” - ông Hồng Lỗi trơ trẽn tuyên bố.
 
Người phát ngôn này còn trắng trợn phủ nhận việc tàu Trung Quốc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02.
 
Khi đến vùng biển này khai thác cá và gây đứt cáp thu nổ địa chấn của tàu Bình Minh 02, các tàu cá Trung Quốc này có hai vi phạm: 1. Vi phạm quyền chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế; 2. Xâm phạm tài sản của tàu Bình Minh 02.

Lần trước, tàu cắt cáp tàu Bình Minh 02 ngày 26-5-2011 là tàu hải giám của Nhà nước Trung Quốc. Do vậy, chính Nhà nước Trung Quốc phải chịu trách nhiệm đối với vi phạm.
 
Trách nhiệm của Nhà nước Trung Quốc và thủ tục áp dụng cho việc kiện tụng là theo công pháp quốc tế. Nhưng lần này, các tàu cá Trung Quốc là các tàu dân sự. Vì vậy, Nhà nước Việt Nam có thể bắt giữ các tàu cá xâm phạm này.

Đồng thời, chủ tàu Bình Minh 02 có thể khởi kiện các tàu cá Trung Quốc trước tòa án Việt Nam theo thủ tục tố tụng dân sự và tư pháp quốc tế để đòi bồi thường thiệt hại.
 
Theo khoản 1, điều 73 của UNCLOS, trong việc thực thi quyền của mình, Việt Nam có thể bắt giữ các tàu cá này của Trung Quốc. Sau khi bắt giữ, theo khoản 4 của điều 73, Nhà nước Việt Nam sẽ thông báo ngay cho Trung Quốc về các biện pháp đã được thi hành cũng như các chế tài có thể sẽ được áp dụng.

Việc bắt giữ là một điều cần xem xét để thực thi quyền chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế của mình, ngăn chặn hành vi tái phạm của các tàu cá Trung Quốc.
 
Cũng theo các hình ảnh được ghi nhận lại, có thể đánh giá được hai tàu cá Trung Quốc thật sự là bên có lỗi cố ý trong sự việc này. Theo ước tính của chủ tàu thì chi phí để khắc phục, sửa chữa cáp cho tàu Bình Minh 02 lên tới vài chục ngàn USD và kèm theo đó là nhiều thiệt hại do tàu phải tạm ngưng.

Rõ ràng đã có đủ căn cứ pháp lý để yêu cầu các chủ tàu cá Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại cho chủ tàu Bình Minh 02. Đây là một hình thức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của điều 604, Bộ luật dân sự Việt Nam.
 
Tòa án Việt Nam hoàn toàn có thẩm quyền thụ lý và xét xử yêu cầu của chủ tàu Bình Minh 02. Bởi lẽ vụ việc vi phạm xảy ra trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Mà theo điểm b, khoản 1, điều 56 của UNCLOS, quốc gia ven biển có quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
 
Việc khởi kiện và xét xử các tàu dân sự nước ngoài xâm phạm tài sản của công ty Việt Nam là một điều hiển nhiên trong việc thực thi quyền chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển của mình. Hơn nữa, quyền lợi dân sự của chính các công ty Việt Nam, ngư dân Việt Nam, tàu bè Việt Nam đang ngày đêm hoạt động trên vùng biển quốc gia không thể mãi bị xâm phạm mà không có hành động pháp lý cần thiết để bảo vệ.

 
Theo TTO 

Các tin cũ hơn