Chuyện kỳ lạ quanh những lăng mộ bí ẩn

Thứ tư, 24/04/2013, 09:55
 Thi thể ông đã được hỏa táng, thế nhưng quả tim của ông thì vẫn còn nguyên vẹn.

Rosalia Lombardo 1918-1920, (Italia)

Cô bé Rosalia sinh năm 1918 và chỉ sống được 2 năm rồi chết vì bệnh viêm phổi. 

Người cha của cô bé muốn giữ lại ký ức về con gái và đã chi tiền cho ông Alfredo Salafia để ông này ướp xác cho Rosalia. 

 

Salafia đã thay máu cho Rosalia bằng chất formaldehyde, sấy lớp da bằng hỗn hợp cồn và glyceril và bảo quản thi thể khỏi bị nấm mốc với sự hỗ trợ của axit salinsylic. 

Kết quả thật đáng kinh ngạc. Đã gần một thế kỷ trôi qua mà trông cô bé vẫn như vừa mới đi vào giấc ngủ trong quan tài thủy tinh, là thứ được tẩm đầy khí nitơ và được hàn kín mít lại.

Lồng sắt cho người chết (Scotland)

Ở Scoland hiện vẫn tồn tại những truyền thống rất khác thường như những chiếc lồng sắt dành cho người quá cố. 

Sau khi họ đã được chôn dưới đất rồi thì bên trên mộ còn được trang bị thêm lồng bằng những thanh kim loại dày. 

 

Mới thoạt nhìn thì căn nguyên được cho là sợ những người chết sẽ thoát ra khỏi mộ và gây cho người sống mọi sự phiền toái. 

Tuy vậy, sự thể lại hoàn toàn khác. Những chiếc lồng sắt được dùng để bảo vệ cho người chết khỏi những người đang sống, chính xác hơn là tránh việc bị những người đào mộ lấy đi thi thể để làm các thử nghiệm y học. 

Taira no Masacado, Tokio (Nhật Bản)

Là samurai khi còn sống, sau khi chết, Masacado đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lịch sử Tokio. 

Ở thời đại Heyyan, ông đã lãnh đạo cuộc nổi dậy lớn nhất chống lại hoàng đế vào năm 940. Vì thế sau đó ông đã bị tuyên án chém đầu. 

 

Sau khi đã chịu án thì đầu của Masacado vẫn còn sống (theo khẳng định của các nhà sử học Nhật) và trong suốt ba tháng nó đã làm cho mọi người sợ hãi khi đôi mắt vẫn cứ đảo liên hồi một cách điên dại. 

Rút cục, người ta đã chôn chiếc thủ cấp bồn chồn đó. Và ở khu vực đó đã nổi lên một thành phố mà sau này trở thành thủ đô của Nhật Bản - Tokio. 

Những huyền thoại có liên quan đến samurai vẫn không kết thúc. Theo truyền thuyết thì ngôi mộ của ông cho dù ở bất cứ trường hợp nào cũng không thể bị quấy nhiễu, hoặc bị tiêu hủy, mà đây có nguy cơ là một thảm họa lớn đối với Tokio, cũng như với cả nước Nhật. 

Cho đến nay thì vị trí này vẫn trong tình trạng tốt và có lẽ đó là ngôi mộ lâu đời nhất thế giới.

Hầm mộ gia đình, Barbados

Những người yêu thích truyện trinh thám đều biết về sự bí ẩn của căn phòng đóng kín. Trong đời thực cũng gặp phải những trường hợp như vậy và đây là một trong những chuyện đó. 

Khi ông Thomas Chain nào đó qua đời và thi thể của ông được đưa vào hầm mộ gia đình vào năm 1813 thì các công nhân nghĩa trang đã phát hiện cảnh tượng kỳ lạ trong hầm mộ. Tất cả những quan tài cũ đã bị dịch chuyển khỏi chỗ của mình.

Hầm mộ này đã bị bít kín từ năm 1808, sau khi cô bé Mary Ann Chain 2 tuổi đã chết và được đem tới đây.

 

Không thấy có thứ gì bị đánh cắp từ hầm mộ, cửa vào hầm được trát bởi một lớp xi măng cũng không bị hư hại và không có dấu vết là đã bị mở ra. Các quan tài đã được đưa trở lại chỗ cũ sau khi đặt thêm quan tài của Thomas, và hầm mộ lại được niêm phong. 

Lần cuối cùng là 3 năm sau, vào năm 1816 sau khi thi thể cậu bé Charles Brewster Ames 11 được mai táng tại đây thì hầm mộ lại được niêm phong. 

Và cũng như những lần trước, lần này vẫn thấy tất cả các quan tài lại bị dịch chuyển khỏi chỗ cũ, ngay cả chiếc quan tài kẽm nặng của Thomas Chain phải 8 người đàn ông mới nâng lên được cũng không còn nằm ở vị trí cũ.

Tin tức về hiện tượng kỳ lạ của hầm mộ gia đình này đã đến tai đến thị trưởng Barbados. Ông ra lệnh, hầm mộ được đổ cát, các bức tường được nghiên cứu kỹ lưỡng để đánh dấu những đường hầm bí mật. Cánh cửa đã được niêm phong bởi con dấu của chính ông thị trưởng. 

Và thời gian trôi đi nhưng chỉ một năm sau ông thị tưởng đã sốt ruột và cho mở hầm mộ. Phần niêm phong không bị hư hại gì, lớp cát vẫn nguyên vẹn, song những chiếc quan tài thì… vẫn bị dịch chuyển. 

Hơn nữa, một chiếc trong số đó bị đứng dựng lên, một chiếc khác thì một nửa thân nằm trên các bậc thang dẫn ra ngoài. 

Ông thị trưởng đã bất lực và ra lệnh chuyển các quan tài đến chỗ khác và hầm mộ đã bị bỏ lại trong tình trạng như hiện giờ. Bí ẩn về hiện tượng này vẫn chưa được giải đáp.

Mery Selly, 1797-1851, Dorset (Anh)

Điều độc nhất vô nhị đã xảy ra với Mary Sell. Sau khi người chồng của cô qua đời vào năm 1822 (do rủi ro) và thi thể ông đã được hỏa táng, thế nhưng quả tim của ông thì vẫn còn nguyên vẹn. 

Mary mang quả tim của chồng về bọc trong một tờ bản thảo và cất ở trong tủ của mình cho đến khi bà chết vào năm 1851. 

Những người thân đã đặt bản thảo bọc quả tim của người chồng của bà vào trong quan tài của Mary. Đúng là một câu chuyện lãng mạn ngay cả sau khi chết.

Mafia, Ekaterinburg (Nga)

Trong những năm 90 và sau đó tại Ekaterinburg không hiếm khi xảy ra những cuộc thanh toán giữa các băng nhóm tội phạm khác nhau. Trong các vụ đó có những kẻ tội phạm đủ loại và cả những người khác đã bị chết. 

Người ta đã đặt thi thể những tên tội phạm khét tiếng nhất vào những chiếc quan tài được trang trí cầu kỳ, trên mộ có đặt những chiếc tượng bằng đá granit với hình người đã bị chết có kích cỡ như người thật. 

Hơn thế, trên một số ngôi mộ có đặt camera giám sát hoạt động suốt ngày đêm để đảm bảo việc giữ gìn những tấm bia hình và các phần mộ. 

Iznez Clarke 1873-1880, Chicago (Mỹ)

 

Iznez Clarke là một cô bé 7 tuổi đã bị sét đánh vào năm 1880 ở Chicago. Trên mộ có đặt tượng của cô bé với kích thước bằng đúng người thật, trong tay cầm chiếc ô và bó hoa. 

Bức tượng này được xây bằng tiền của những người thân và được đặt trong một lồng kính kiên cố. 

Kitty Jay, Devon (Anh)

 

Thu hút sự chú ý hiếu kỳ của nhiều người suốt hơn 200 năm nay là một ngôi mộ nằm không xa Jays Grave. Kitty Jay được chôn cất trong mộ. Cô đã tự tử, vì thế không được chôn bên trong nghĩa trang mà ở ngoài ngã tư của con đường để linh hồn của cô không thể tìm được sự bình an ở thế giới bên kia. 

Tuy vậy, trên mộ thường có hoa tươi mà những người quan sát đã không phát hiện được ai đã đặt chúng ở đó. Mọi người đều có chung ý nghĩ rằng đó là có bàn tay của ma quỷ.

Công chúa Elizabeth Demidoff, 1779-1818, Paris (Pháp)

Một nghĩa trang không mấy khi được biết đến ở Paris, Cimetière du Père-Lachaise. 

Công chúa Elizabeth đã lấy chồng là thái tử I San-Donato song cuộc hôn nhân không tình yêu đó đã làm cho cô gái phải khổ sở. 

Trong di chúc nàng đã cho biết rằng tài sản của nàng sẽ thuộc về người nào có thể sống ở hầm mộ (nơi nàng được mai táng) trong một tuần mà không ăn uống. 

Theo khẳng định của những người chứng kiến thì có nhiều người đã cố gắng làm điều đó nhưng không ai thành công và tài sản của công nương vẫn còn đang còn nguyên.

Theo VTC

Các tin cũ hơn