Lời nguyền xác ướp
Người ta vẫn tin rằng lời nguyền của xác ướp không chỉ bắt đầu có từ khi phát hiện ra lăng mộ của Tutankhamun. Nhà nghiên cứu Domimic Monsterrat tin rằng câu chuyện về lời nguyền của xác ướp thực sự có nguồn gốc trong những năm 1820 do một tác giả người Anh và hoạt động múa thoát y kì lạ trên sân khấu.
Buổi biểu diễn xảy ra gần Picadilly Circus ở London vào năm 1921 dường như đã mang lại cảm hứng cho tiểu thuyết gia ít tên tuổi Jane Loudon Webb viết cuốn sách viễn tưởng có tên Xác ướp.
Cuốn sách lấy bối cảnh ở thế kỉ 22, nhân vật chính là một xác ướp đầy thù hận và giận dữ, hắn đã sống lại và đe dọa siết cổ người hùng. Sau đó một cuốn sách cho trẻ em có tên Fruits Of Enterprise đã được xuất bản nói về việc đốt cháy các xác ướp để khám phá bên trong một kim tự tháp Ai Cập kì bí.
Và các xác ướp thường được phác họa đầy thù hằn. Vào năm 1869, khái niệm lời nguyền xác ướp trở nên rõ rằng hơn khi Lousa May Alcot viết truyện ngắn có tên Lost in the pyramid: The mummys curse. Các câu chuyện về lời nguyền của xác ướp vẫn được sáng tác trong vòng 30 năm sau đó.
Vào năm 1912, sự việc đắm tàu Titanic đã làm cho cả thế giới phải kinh hoàng. Có lời đồn về nguyên nhân của việc chìm tàu được một số người tin là do lời nguyền của một xác ướp Ai Cập được đưa lên tàu.
Thế nhưng tình tiết liên quan đến lời nguyền của xác ướp trở thành tâm điểm chú ý chỉ khi khám phá và mở ra khu lăng mộ của vua Tutankhamun vào năm 1923.
Câu chuyện này đã được kể rất nhiều nhưng thực tế và viễn tưởng lại cứ đan xen vào nhau. Hai tác giả gần đây đã phân tích những thực tế từ những câu chuyện là Christopher Frayling và Nicholas Reeves.
Thực tế đầu tiên: Ngài Carnavon, người tài trợ cho việc tìm kiếm lăng mộ vua Tutankhamun và nhà khảo cổ học Howard Carter đã tiến vào khu hầm mộ của vua Tutankhamun vào tháng 2/1923.
Vào khoảng tháng 6/1923, ngài Carnavon đã bị một con muỗi cắn vào má và bị bệnh. Theo như trên các phương tiện truyền thông, sự kiện này đã làm cho nhiều người đi đến kết luận rằng lăng mộ của vua Tutankhamun có lời nguyền.
Có rất nhiều tác giả nổi tiếng đã đưa ra những lí luận của họ trên báo chí. Lấy ví dụ, Marie Corelli - Tác giả có tiếng cùng thời - đã khẳng định các tác giả Ai Cập đã cảnh báo: "Kẻ nào dám quấy động giấc ngủ của Pharaoh, đều phải chết".
Tin đồn về lời nguyền của xác ướp ngày càng xôn xao hơn khi tình trạng của ngài Carnavon trở nên tồi tệ hơn. Cuối cùng ông đã mất trong năm 1923. Trên thực tế cái chết này đã kéo theo rất nhiều những nghi vấn xung quanh nó.
Những nghi vấn đó chủ yếu xoay quanh 5 vấn đề: Thứ nhất, người ta nói vào ngày lăng mộ được mở ra, con chim yến của Carter đã bị nuốt bởi một con rắn mang bành (biểu tượng của các Pharaoh cổ đại).
Tiếp đến là vào thời điểm ngài Carnavon chết ở bệnh viện thủ đô Cairo, các bóng đèn ở thủ đô Cairo bị tắt trong vòng 5 phút. Và thứ ba, con chó Susie của Carnavo đã trở lại Anh, tru lên và chết đúng vào lúc 2 giờ sáng, cùng thời gian mà Carnavon qua đời.
Thứ tư, trên cánh cửa của lăng mộ vua Tutankhamun là một dòng chữ khắc "Kẻ nào dám quấy động giấc ngủ của Pharaoh, đều phải chết". Và cuối cùng hầu hết những người có mặt tại hôm mở lăng mộ đều đã chết.
Thậm chí cuối năm 1970, lời nguyền dường như vẫn có tác dụng khi các buổi triển lãm được mở ra ở San Francisco, một trong các cảnh sát gác mặt nạ vàng của vua Tutankhamun khẳng định ông ta đã bị đột quỵ vì lời nguyền.
Mặc dù các thẩm phán đã bác bỏ điều này, trên Internet ngày nay vẫn cung cấp các thông tin rất sáng tạo. Một số trang web còn chỉ ra rằng cho đến năm 1969 chỉ có 2 thành viên trong đội khai quật tránh được lời nguyền.
Trên thực tế thì sau 46 năm kể từ cuộc khai quật những thành viên trẻ tuổi nhất vẫn còn sống đến 70 tuổi hoặc hơn. Và chính sự kì bí của lời nguyền cũng làm tăng sự hiếu kì hơn về đất nước Ai Cập.
Xác ướp 5.300 năm – Lời nguyền chết chóc
Xác ướp "Người băng Otzi" |
Xác ướp "Người băng Otzi" được cặp vợ chồng người Đức Helmut và Erika Simon phát hiện trên dãy núi Alps ở biên giới của nước Áo và Italy vào năm 1911. Đây là xác ướp được bảo quản tự nhiên cổ nhất ở Châu Âu với hơn 5.300 tuổi.
Các nhà khoa học đưa ra nhiều giả thuyết dẫn đến cái chết của "Người băng Otzi" như tự sát, bị giết hoặc bị hiến tế… Tuy nhiên, cho tới nay người ta vẫn chưa tìm hiểu được thân thế, cuộc đời của xác ướp này.
Trong lúc mọi thứ đều chưa sáng tỏ thì lời nguyền chết chóc của "Người băng Otzi" lại trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với nhiều người.
Ít nhất đã có 7 người không chết vì tai nạn cũng chết bởi những căn bệnh nan y hiếm gặp kể từ khi xác ướp này bị đánh thức sau giấc ngủ kéo dài 53 thế kỷ.
Nạn nhân đầu tiên là một thành viên thuộc đội nghiên cứu xác ướp – tiến sỹ Rainer Henn. Năm 1992, ông đã tử nạn trên đường đến dự buổi hội thảo về "Người băng Otzi".
Xe của Henn đâm vào một chiếc xe khác khiến ông chết ngay lập tức. Các cơ quan an ninh đã không tìm được nguyên nhân của vụ tai nạn. Tiếp đó, người đưa tiến sĩ Henn tới tham quan nơi tìm ra xác ướp – nhà leo núi Kurt Fritz cũng bị vùi chết trong bão tuyết.
Nhà làm phim Rainer Hoelzl – người công bố cho cả thế giới biết về xác ướp Otzi là nạn nhân xấu số thứ ba. Một căn bệnh lạ khiến ông đau đớn quằn quại trong nhiều tháng và qua đời sau khi bộ phim tài liệu nói về "Người băng Otzi" được công chiếu.
Sau đó, chính người đã tìm ra xác ướp này – ông Helmut Simon cũng bị một cơn bão tuyết chôn vùi ngay sau khi nhận được 50.000 bảng Anh tiền phát hiện ra "Người băng Otzi".
Chưa dừng lại ở đó, người tìm ra thi thể của ông Helmut Simon cũng đột ngột qua đời vài giờ sau lễ tang của đồng nghiệp.
Năm 2005, chuyên gia nghiên cứu về xác ướp Otzi – ông Konrad Spindler đã tử vong không rõ nguyên nhân. Cuối cùng, lời nguyền lại ứng nghiệm với tiến sĩ Tom Loy – người đã phân tích những mẫu máu trên quần áo và vũ khí tìm thấy cạnh "Người băng Otzi". Ông đã qua đời trước khi hoàn thành một cuốn sách nói về xác ướp này.
Hàng loạt những cái chết đột ngột không rõ nguyên nhân của các nhà khảo cổ học và chuyên gia nghiên cứu sau khi tiếp xúc với "Người băng Otzi" khiến người ta liên tưởng đến sự tồn tại của một lời nguyền chết chóc.
Tuy nhiên, cho tới tận bây giờ, khoa học vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời cho những bí ẩn xung quanh lời nguyền này.
Xác ướp Pharaoh – Lời nguyền trừng phạt của đấng tối cao
Ngày 4/11/1929, nhóm khai quật của nhà khảo cổ học Howard Carter đã phát hiện ra ngôi mộ của vua Tutankhamun.
Đây là sự kiện gây chấn động thời bấy giờ, bởi khám phá này là một bước đột phá trong lĩnh vực khảo cổ học. Tuy nhiên, nó cũng mang đến không ít nghi ngờ và sợ hãi về một lời nguyền trừng phạt của Pharaoh.
Truyền thuyết kể rằng những ai đánh thức giấc ngủ dài của Pharaoh sẽ phải hứng chịu lời nguyền của Ngài:“Bất cứ kẻ nào vào mộ với tâm hồn đen tối, ta sẽ bóp cổ hắn như bóp một con chim”.
Vào đúng ngày tìm thấy lăng mộ, Howard trở về nhà và nhận ra rằng con chim hoàng yến yêu quý của mình đã bị rắn hổ mang ăn thịt. Với người Ai Cập, rắn hổ mang được coi là biểu tượng của người canh giữ lăng mộ.
Sau đó “Lời nguyền Pharaoh” lại ứng nghiệm với Carnavon – nhà tài trợ cho cuộc khai quật hầm mộ. Ông đã qua đời vì một vết muỗi cắn lây truyền bệnh.
Một điều trùng hợp đáng sợ là hai ngày sau khi Carnavon qua đời, xác ướp Tutankhamun được kiểm tra và người ta đã phát hiện một vết đỏ ở vị trí tương tự vết muỗi cắn của Carnavon trên khuôn mặt vị vua trẻ.
Một thời gian ngắn sau đó, nhà khảo cổ Arthur Mace trong nhóm nghiên cứu cũng rơi vào trạng thái hôn mê sâu và qua đời không rõ nguyên nhân. Những ngày tiếp đó, một chuỗi những cái chết bí hiểm tiếp tục phủ bóng đen lên dự án của Carter.
Bạn của Carnavon – George Gould sau khi nhìn vào ngôi mộ đã lên cơn sốt cao rồi qua đời ngay ngày hôm sau. Không lâu sau, bác sĩ của George cũng từ giã cõi đời .
Dù nhiều nhà khoa học cho rằng nguyên nhân dẫn đến chuỗi cái chết của những nạn nhân xấu số là do một loại vi khuẩn lâu năm trong môi trường ẩm ướt của hầm mộ, nhưng những bí ẩn về một nền văn minh cổ đại vẫn khiến nhân loại trăn trở với câu hỏi liệu có hay không một lời nguyền trừng phạt của đấng tối cao?.
Xác ướp công chúa Altai - Bí ẩn lời nguyền trả thù
Ngày 31/7/1993, các nhà khảo cổ đã tình cờ phát hiện xác ướp của một phụ nữ trẻ tại khu vực núi Altai sát Mông Cổ và Trung Quốc. Người phụ nữ này được cho là xuất thân từ một gia tộc cao quý thuộc bộ tộc Pazyryks, một tộc người du mục sống vào khoảng thế kỷ IV - III TCN.
Xác ướp mất khi khoảng 25 tuổi, có hình xăm trên 2 cánh tay, đeo thắt lưng đỏ tượng trưng cho chiến binh, mặc áo may bằng lụa, 2 tay nắm những cành cây tùng. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn phát hiện xác của 6 con ngựa được chôn cùng xác ướp.
Xác ướp "Công chúa Altai" |
Những chứng cứ trên khiến nhiều nhà khoa học dự đoán đây là một vị công chúa của người Altai và đặt tên cho xác ướp là “Ice Princess” ("Công chúa băng tuyết") hay “Princess of Altai” ("Công chúa Altai").
Theo truyền thuyết của người Altai, công chúa là một nữ tu sĩ và đã tự nguyện hy sinh để bảo vệ Trái đất khỏi những linh hồn ma quỷ. Thổ dân bản địa coi xác ướp 2.500 tuổi này chính là tổ tiên của mình.
Xung quanh “Công chúa Altai” tồn tại lời nguyền bí ẩn mà thế giới chưa thể lý giải – lời nguyền về sự trả thù của xác ướp.
Người dân Altai cho rằng việc các nhà khoa học khai quật và đưa công chúa đi đã khiến thần linh nổi cơn thịnh nộ và trút giận xuống con người. Đây cũng được cho là nguyên nhân gây ra trận động đất 5,3 độ Richter vào ngày 31/7/2012.
11 năm trước, nhiều người đã lờ đi câu chuyện của người phi công điều khiển máy bay chở xác ướp tới thành phố. Anh này khẳng định có một trận động đất đã xảy ra vào ngày người ta đào xác ướp “Công chúa Altai” lên.
Ngày 27/9/2003, cơn địa chấn lớn nhất trong hơn 70 năm với cường độ 6,6 độ Richter đã xảy ra nhưng người ta vẫn không nhận thấy bất kỳ mối liên hệ nào với lời nguyền của xác ướp “Công chúa Altai”.
Chỉ tới ngày 31/7/2012, khi một trận động đất làm rung chuyển cả dãy Altai, người ta mới bắt đầu nghi ngờ về sự tồn tại của lời nguyền này.
Lúc này, dư luận lại càng xôn xao khi ông Vladimir Konchev - Bộ trưởng Bộ Văn hóa Cộng hòa Altai đã gặp tai nạn và tử vong trên đường đàm phán đưa xác ướp “Công chúa Altai” về quê nhà. Theo họ, đây chính là lời cảnh báo của xác ướp.
Sự trả thù ấy có thật hay không, lời nguyền của xác ướp “Công chúa Altai” liệu có tồn tại? Cho đến nay, đây vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải với nhân loại.
Theo VTC