Giàn khoan 982 của Trung Quốc cấu tạo thế nào?

Thứ năm, 05/06/2014, 07:33
Hải Dương-982 được trang bị hệ thống định vị DP3, là giàn khoan kỹ thuật cao, có khả năng làm việc ở độ sâu tối đa khoảng 1,524m.

Trung Quốc đang huy động toàn lực để đóng giàn khoan Hải Dương-982 tại nhà máy đóng tàu Đại Liên, gia tăng thêm mối lo ngại mới về việc Trung Quốc tiếp tục hạ đặt giàn khoan trái phép lên vùng biển chủ quyền Việt Nam. Ảnh: Hình mẫu một giàn khoan nửa chìm.

Về cơ bản, Hải Dương-982 cũng là loại giàn nửa nổi, nửa chìm thế hệ mới, giàn khoan nước sâu thế hệ thứ 6 giống như Hải Dương-981. Ảnh: Đồ họa cấu trúc giàn khoan nửa chìm.

Hải Dương-982 được trang bị hệ thống định vị DP3, là giàn khoan kỹ thuật cao, có khả năng làm việc ở độ sâu tối đa khoảng 1,524m và có công suất khoan tối đa 9,144m. Ảnh: Sơ đồ cấu tạo một giàn khoan nửa chìm, nửa nổi.

Là kiểu giàn nửa chìm, nửa nổi nên Hải Dương-982 cũng có những chiếc pông tông tức phao tạo lực nổi để đỡ phần thượng tầng bên trên. Thượng tầng lại tựa lên pông tông bằng các cột chống. Ảnh: Cấu trúc giàn khoan nửa chìm, nửa nổi với hình ảnh 3D.

Hải Dương-982 được thiết kế có khả năng chống suy sụp trước tác động của thiên nhiên. Nó có thể chịu được những cơn bão khủng khiếp nhất thống kê trong 200 năm lịch sử tại vùng Biển Đông. Ảnh: Giàn khoan Hải Dương-981.

Khả năng định vị trên biển của giàn Hải Dương-982 cũng bằng neo cấp và hệ định động học cấp 3 giống Hải Dương-981. Ảnh: Giàn khoan-981 hạ đặt trái phép.

Hệ thống cảm biến được thiết lập quanh giàn và hành động nhanh chóng để đóng ngay cái BOP (thiết bị chống tràn - Blow Out Preventer) ngay khi có hiện tượng tràn dầu. Dự kiến giàn khoan sẽ được chuyển giao vào tháng 8/2016. Ảnh: So sánh khả năng khai thác của giàn tự nâng và giàn nửa chìm.

Theo Kiến thức

Các tin cũ hơn