Những hình ảnh đối lập về bệnh nhân nhiễm virus Ebola tại châu Âu và các nước Tây Phi

Thứ ba, 12/08/2014, 14:50
Trong khi bệnh nhân đầu tiên tại châu Âu nhiễm virus Ebola được cách ly và chăm sóc bằng những thiết bị y tế hiện đại nhất thì rất nhiều người dân khốn khổ tại Tây Phi lại bị thờ ơ, bỏ mặc nằm vật vã giữa đường suốt nhiều giờ đồng hồ.

Ngày 8/8, ông Miguel Pajares, 75 tuổi, một nhà truyền giáo người Tây Ban Nha  được chẩn đoán dương tính với virus Ebola. Ngay sau đó, ông được cách ly được đưa lên máy bay quân sự để chuẩn bị chuyển về bệnh viện Carlos III ở Madrid, Tây Ban Nha.

Thế nhưng, hình ảnh người đàn ông bị bỏ mặc suốt 5 tiếng ngoài đường do bị nghi nhiễm virus Ebola khiến nhiều người dân trên thế giới không khỏi xót xa. Theo đó, dù không chắc chắn người đàn ông đáng thương đó nhiễm virus Ebola nhưng người dân vẫn vô cùng sợ hãi và lo lắng.

"Tôi không biết ông ấy có nhiễm Ebola hay không nhưng chúng tôi cứ đi thẳng vì tất cả mọi người đều có chung nỗi sợ hãi. Cứ như vậy, người đàn ông vẫn nằm đó cho đến gần 5 giờ sau khi hai thành viên trong nhóm phòng chống dịch bệnh Ebola tới. Một trong hai thành viên này cho biết: "Một nhóm đặc biệt sẽ tới để phong tỏa và bảo vệ khu vực, nhưng tất cả còn phụ thuộc vào kết quả điều tra chúng tôi sẽ gửi cho họ. Sau đó họ sẽ cử một đội có trách nhiệm tới và đưa người đàn ông đi", một người dân ở Guinea, Tây Phi cho biết.

Những hình ảnh được ghi nhận tại bệnh viện, sân bay cho thấy quy trình vận chuyển và cách ly bệnh nhân đầu tiên tại châu Âu nhiễm Ebola được thực hiện vô cùng nghiêm ngặt. Cảnh sát hộ tống đưa nạn nhân về bệnh viện trong thời gian ngắn nhất.

Trong khi đó, thi thể các nạn nhân tại vùng tâm dịch Ebola ở Tây Phi nằm la liệt trên đường. Trong bức ảnh này, cảnh sát Guinea canh gác một thi thể nạn nhân nhiễm virus Ebola suốt nhiều giờ đồng hồ. Do sợ bị lây nhiễm mà cảnh sát cũng như người dân quanh khu vực không dám động vào nạn nhân.

Ông Pajares được điều trị bằng những thiết bị y tế hiện đại nhất. Ông đã làm công việc truyền giáo tại châu Phi suốt 50 năm qua. Theo kế hoạch, ông sẽ quay trở lại Tây Ban Nha để nghỉ dưỡng cuối đời. Trước khi được đưa lên máy bay về quê hương, ông nói "Tôi muốn được quay về vì tôi đã trải qua thời gian quá tồi tệ nơi đây. Chúng tôi bị bỏ mặc. Tôi muốn quay về Tây Ban Nha và được đối xử như một con người".

Nằm trong tình huống vô cùng cấp bách, nhưng giới chức các nước Tây Phi đã và đang đối phó với dịch bệnh vô cùng chậm trễ bởi thiếu hụt các trang thiết bị y tế.

Ông Pajares nhanh chóng được đưa lên cáng cứu thương tại căn cứ quân sự ở Torrejon de Ardoz, Tây Ban Nha.

Còn tại Tây Phi, thi thể nạn nhân bị bỏ mặc ngoài đường, không được xử lý hay chôn cất.

Theo Trí thức trẻ

Các tin cũ hơn