Những thương hồ cuối cùng giữa lòng Sài Gòn

Thứ năm, 14/08/2014, 11:33
Dự án cải tạo kênh Tân Hoá - Lò Gốm đang bước vào giai đoạn nước rút, để đến tháng 9 là hoàn thành. Với những ghe thương hồ ở bến Lò Gốm, đó cũng là ngày họ rời đi tìm bến mới.

Ngày trước bên dòng kênh Tàu Hủ - Bến Nghé quận 6 là một khu chợ nổi sầm uất và tấp nập. Nhưng hiện nay ghe xuồng đã di chuyển về gần cầu Lò Gốm và chỉ còn rải rác không tập trung như trước.  Ban ngày, khu chỗ nổi “thu nhỏ” chia lầm 2 khu vực buôn bán, các ghe xuồng nhỏ thì này phần lớn là chở chuối ở miền tây (Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp) lên bán dạo dọc con đường bên bến Bình Đông với giá rất rẻ khoảng 10-20 ngàn/nải

Vài năm trước, trên khúc sông Tàu Hủ - Bến Nghé (TP.HCM) có cả một xóm nổi các ghe thương hồ nhộn nhịp, thi vị. Khi đoạn sông này cải tạo, chỉnh trang, một bộ phận nhỏ chuyển về bên cầu Lò Gốm tiếp tục hành nghề thương hồ giữa lòng Sài Gòn. Người thành phố ít ai để ý đến mấy chiếc ghe chuối, ghe chở hàng đậu trên dòng kênh đen, bốc mùi vì ô nhiễm và thân phận thương hồ vô danh vì thế vẫn nhọc nhằn.

Ở một góc khác của “chợ nổi” là khu vực tập kết hàng đồ dùng gia đình. Thương lái nhận hàng gối đầu rồi chở đi các tỉnh miền tây. Một chuyến đi như vậy   kéo dài hàng tháng trời. Hàng đến là phải vận chuyển ngay cho kịp bất kể trời nắng hay mưa gió bão bùng thì đều phải bốc vác ngay.

Ngoài những ghe chở chuối từ miền Tây lên Sài Gòn bán, số còn lại là ghe vận tải, chở thuê hay các ghe bán hàng lưu động trên sông nước. Các ghe này về Sài Gòn ăn hàng rồi chở đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hàng đến là phải vận chuyển ngay cho kịp, vì thế, bất kể trời nắng hay mưa gió đều phải được bốc vác luôn.

Anh Thành tâm sự đầy buồn rầu. Dòng kênh ngày càng bị ô nhiễm nặng luôn bốc mùi hôi nồng nặc. Nên người bốc vác như anh luôn đối mặc với đầy nguy hiểm về sức khỏe. Nhiều bữa hàng rớt xuống sông là phải bơi ra để lấy.

Anh Thành (42 tuổi) chủ ghe ngụ tại Cần Đước (Long An) cho hay, dòng kênh ngày càng bị ô nhiễm nặng luôn bốc mùi hôi nồng nặc, nhiều lần trượt chân làm hàng hoá rơi xuống sông là phải bơi ra để lấy.

Sau đó tắm mấy lần vẫn không hết mùi, người thì ngứa ngáy khó chịu. Nổi mẩn đỏ đầy người. Về lâu dài sức khoẻ sẽ bị ảnh hưởng yếu đi nhiều, trái gió trở trời dễ bệnh tật hơn.

Sống ở trên kênh, dù không lặn ngụp dưới đó thì người vẫn ngứa ngáy khó chịu, nổi mẩn đỏ như dị ứng. "Vì cuộc sống mà phải bám trụ ở đây chứ dân thương hồ sông nước khoáng đạt sao chịu nổi cảnh ao tù nước đọng", anh Thành cảm thán.

Anh Thành (42 tuổi) chủ ghe ngụ tại Cần Đước (Long An) lấy hàng gối đầu từ các nhà buôn rồi chở đi giao khắp các tỉnh miền Tây. 15 năm rong ruổi anh đã có 4 đứa con nhưng việc học hành của chúng đều không trọn vẹn vì phải nay đây mai đó cùng gia đình.

Gia đình anh Thành lấy hàng từ các nhà buôn rồi chở đi giao khắp các tỉnh miền Tây. 15 năm rong ruổi anh đã có 4 đứa con nhưng việc học hành của chúng đều không trọn vẹn vì phải nay đây mai đó cùng gia đình.

Anh cũng rất lo cho an toàn những đứa con của mình, đi lại từ ghe lên bờ chỉ là miếng ván bắc qua, nhiều khi sơ ý sẩy chân là té ngay rất nguy hiểm. Nhưng không có cách nào khác.

Anh cũng rất lo cho an toàn những đứa con của mình, đi lại từ ghe lên bờ chỉ là miếng ván bắc qua, nhiều khi sơ ý sẩy là té ngay, rất nguy hiểm.

Cũng cùng hoàn cảnh như gia đình anh Thành, gia đình chị Nguyễn Ngọc Chi 34 tuổi ở Cần Đước, Long An có gần 10 năm xuôi ngược Sài Gòn và các tỉnh miền Tây. Chị có 2 con, con gái lớn nay cũng phải phụ chị lo sổ sách bán buôn và lo cho em chứ cũng không thể ăn học tới nơi tới chốn.

Cũng cùng hoàn cảnh như gia đình anh Thành, gia đình chị Nguyễn Ngọc Chi 34 tuổi ở Cần Đước, Long An có gần 10 năm xuôi ngược Sài Gòn và các tỉnh miền Tây. Chị có hai con, con gái lớn nay cũng phải phụ chị lo sổ sách bán buôn và lo cho em chứ cũng không thể ăn học tới nơi tới chốn.

Khi đêm xuống lại là một cuộc sống hoàn toàn khác biệt, không còn bon chen. Các ghe neo đậu gần nhau, cùng sinh hoạt chung. Ăn uống và trò chuyện và chia sẻ kinh nghiệm làm ăn

Khi đêm xuống lại là một cuộc sống hoàn toàn khác biệt, không còn bon chen. Các ghe neo đậu gần nhau, cùng sinh hoạt chung, ăn uống và trò chuyện và chia sẻ kinh nghiệm làm ăn.

Anh Phan Văn Khản năm nay đã 43 tuổi có hơn 10 năm gắn bó với bến sông này. Cứ tối đến anh lại cùng các ghe bạn hàng làm chén rượu để quên đi lo toan của một ngày mệt nhọc và tìm niềm vui cho ngày mới.

Ông Phan Văn Khản năm nay đã 43 tuổi có hơn 10 năm gắn bó với bến sông này. Cứ tối đến ông lại cùng các ghe bạn hàng uống rượu để quên đi lo toan của một ngày mệt nhọc và tìm niềm vui cho ngày mới.

Con trai anh Khản, em Phan Minh Trường năm nay đã 15 tuổi, vì theo hoàn cảnh gia đình em phải bỏ học từ năm lớp 6 để theo phụ cha, vì theo ghe lâu ngày không bạn bè nên em cũng trầm tính, hiền lành, ít nói. Em cho biết sau này là sẽ theo nghề của cha.

Em Phan Minh Trường (15 tuổi, con trai ông Khản) phải bỏ học từ năm lớp 6. Vì theo ghe lâu ngày, không bạn bè nên em cũng trầm tính, hiền lành. Em cho biết sau này là sẽ nối nghiệp cha trở thành một thương hồ nay đây mai đó.

Những ngày này, khi con kênh đang được hoàn thiện ở giai đoạn nước rút, dù ban ngày lao động cực nhọc, vất vả nhưng anh Thành vẫn không thể ngon giấc.  Anh lo lắng cho cuộc sống ngày mai của cả gia đình cũng như tương lai của những đứa con.

Những ngày này, khi con kênh đang được hoàn thiện ở giai đoạn nước rút, dù ban ngày lao động cực nhọc, vất vả nhưng anh Thành vẫn không thể ngon giấc. Anh lo lắng cho cuộc sống ngày mai của cả gia đình cũng như tương lai của những đứa con.

Dự án cải tạo kênh Tân Hóa – Lò Gốm khởi công từ cuối năm 2011 đến nay đang dần hoàn thiện, bến sông này sẽ bị di dời để làm đẹp mĩ quan và chắc chắn là cuộc sống của những thương hồ này sẽ có nhiều thay đổi.

Nhiều đêm ngồi trên nóc ghe ngắm mảnh trăng treo trên đầu, nghĩ về thân phận, anh Thành và các bạn thương hồ không khỏi chạnh lòng.

Còn đó biết bao nhiêu mảnh đời đầy cơ cực vẫn phải gắn bó với đời thương lái buôn hồ như thế. Ai cùng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đầy đủ ấm no để con cái được học thành tài. Thế những tương lai của những đứa trẻ trên chiếc ghe nhỏ vẫn mịt mù như dòng kênh đen đúa.

Chỉ vài ngày nữa, những chiếc ghe thương hồ như của chị Trâm lại nhổ neo, dắt díu nhau đi tìm bến mới để mưu sinh. Người dân thành phố rồi sẽ chẳng còn ai nhắc nhớ đến nhúm ghe tàu đậu trên kênh Lò Gốm đen đúa. Anh Thành và đàn con chưa biết sẽ neo lại ở đâu. Còn ông Khản nghe nói muốn về lại quê từ giã nghề buôn sông bán hồ. Những thương hồ cuối cùng giữa lòng Sài Gòn chẳng biết phiêu bạt về đâu.

Dự án cải tạo kênh Tân Hóa – Lò Gốm được khởi công từ cuối năm 2011 với tổng nguồn vốn gần 2.000 tỷ đồng. Dự án đi qua địa bàn các quận 6, 11, Tân Phú từ đoạn tiếp giáp đường Âu Cơ (quận Tân Phú) đến đại lộ Võ Văn Kiệt (quận 6).

Theo thiết kế, đoạn kênh từ đường Âu Cơ (quậnTân Phú) đến cầu Hòa Bình (quận11) dài 3km sẽ được lắp đặt cống hộp, bên trên làm đường rộng từ 7m đến 13m.

Hiện, về cơ bản tuyến đường này đã hoàn thành. Đoạn kênh 7,4km từ cầu Hòa Bình đến cầu Lò Gốm sẽ là kênh hở với bờ kè bêtông, hai bên là đường rộng 7m. Đến nay các nhà thầu đang tiến hành gấp rút thi công những đoạn bờ kè còn lại, sau đó tiến hành nạo vét toàn bộ tuyến kênh để đảm bảo thoát nước.

Dự kiến đến đầu tháng 9/2014 toàn bộ dự án Tân Hoá - Lò Gốm sẽ hoàn thành.

Theo Zing

Các tin cũ hơn