Hồng Kông có thể thành Thiên An Môn thứ hai

Thứ hai, 29/09/2014, 14:51
Cuộc biểu tình của sinh viên và học sinh Hồng Kông đòi dân chủ đang khiến cả thế giới quan tâm. Ông Richard Broinowski, cựu đại sứ Úc tại Việt Nam và Hàn Quốc có sự hiểu biết rộng rãi về tình hình châu Á, đã đưa ra ý kiến phân tích trên trang News của Úc.

Cựu đại sứ Úc đề cập Thiên An Môn trong khi phân tích Hồng Kông

Cựu đại sứ Úc đề cập Thiên An Môn trong khi phân tích Hồng Kông.

Cách Broinowski nói là ví von rằng không ai có thể bắt chước các nhà chiêm tinh hay dùng cầu pha lê để tiên đoán mọi việc ở Hồng Kông. Ông Richard Broinowski nói, "không có ai thực sự có một quả cầu pha lê để đoán xem tình hình ở Hồng Kông sẽ diễn ra như thế nào”.

Nhưng ông không ngại nói đến trường hợp xấu nhất: "Kịch bản trường hợp xấu nhất bạn có thể nghĩ là xảy ra một vụ Thiên An Môn thứ hai. Cá nhân tôi không nghĩ rằng nó sẽ dễ xảy ra, người Trung Quốc sẽ có sự cân nhắc nhiều hơn thế. Nhưng nếu dân Hồng Kông tiếp tục phản kháng thì tình hình sẽ bế tắc. Bao lâu thì chúng ta không biết".

Thậm chí, ông Broinowski còn liên hệ tình hình Hồng Kông với Biển Đông khi cho rằng, Trung Quốc có thể làm rắn tay để thể hiện cho láng giềng ở Biển Đông biết họ sẽ rất quyết đoán trong vấn đề lãnh thổ.

"Chính phủ Trung Quốc đang muốn sắt đá hơn nữa trong việc quản lý đất nước. Đó là một đất nước rộng lớn. Nhiều người ở Bắc Kinh rất quan tâm đến nguy cơ phân mảnh của Trung Quốc. Với suy nghĩ Hồng Kông là một phần của Trung Quốc, họ sẽ không cho phép dân chủ tràn lan ở đặc khu này", ông Broinowski nói.

Ông Broinowski còn liên hệ tình hình Hồng Kông với Biển Đông, cho rằng Trung Quốc có thể làm rắn tay để thể hiện cho láng giềng ở biển Đông biết họ sẽ rất quyết đoán trong vấn đề lãnh thổ.

Hồng Kông trở về với Trung Quốc từ Anh năm 1997 và khi đó, Trung Quốc hứa cho họ quy chế "một nhà nước, hai chế độ", có nghĩa là Hồng Kông cũng như Ma Cao vẫn có thể được hưởng quyền tự chủ trong kinh tế và chính trị.

Đặc biệt là sau 20 năm chuyển giao, hai đặc khu này được tự do lựa chọn người lãnh đạo. Dù vậy, sự tự chủ mà Hồng Kông được hưởng có vẻ không trọn vẹn như họ mong muốn.

Các sinh viên đã tuyên bố rằng chính phủ Trung Quốc đang phản bội lời hứa về việc cho người Hồng Kông tự do lựa chọn lãnh đạo của họ.

Cuối tháng 8 qua, ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc (NPC) thông qua một nghị quyết, theo đó NPC có quyền phê duyệt trước chỉ 2-3 ứng viên cho cuộc bầu cử chức đặc khu hành chính Hồng Kông vào năm 2017. Các ứng viên này bị cho là "trung thành với Bắc Kinh", phải giành ít nhất một nửa phiếu thuận từ NPC.

Từ các ứng cử viên được NPC chọn, người dân Hồng Kông sẽ bỏ phiếu bầu ra người lãnh đạo nên họ không được phép bỏ phiếu cho người "ngoài luồng".

Niềm hy vọng về việc được tự do lựa chọn lãnh đạo bị dập tắt khiến giới trẻ Hồng Kông phản ứng tiêu cực trong suốt thời gian qua.

Theo MTG

Các tin cũ hơn