Góc nhìn lạ trên những con đường đẹp của Hà Nội

Thứ sáu, 10/10/2014, 10:58
Âu Cơ, Điện Biên Phủ, Phan Đình Phùng, Láng, Nguyễn Chí Thanh... và nhiều tuyến đường, phố khác của Hà Nội đẹp lạ thường khi nhìn từ trên cao.

Góc nhìn lạ trên những con đường đẹp của Hà Nội

Đường Âu Cơ được đặt tên năm 1999, vốn là một đoạn đê sông Hồng, bắt đầu từ ngã ba Nhật Tân đến ngã ba đường Nghi Tàm gặp phố Yên Phụ. Đường dài trên 3km. Đi qua trên đất các làng cổ, nay là các phường nhật Tân (thôn bắc và thôn Đông), Quảng Bá, Tứ Liên nay đều thuộc quận Tây Hồ.

Góc nhìn lạ trên những con đường đẹp của Hà Nội

Phố Điện Biên Phủ được đặt tên năm 1970 cho đường Cột Cờ. Tên cũ thời Pháp là Avenue Puginier. Phố dài khoảng 3 km, phía Tây Bắc tiếp giáp Hùng Vương, phía Bắc giáp đường Độc Lập, phía Đông Nam giáp Tràng Thi. Phố này gần các tuyến Tống Duy Tân, Trần Phú, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Độc Lập.

Góc nhìn lạ trên những con đường đẹp của Hà Nội

Đường Khuất Duy Tiến, kéo dài từ Trần Duy Hưng đến đường Nguyễn Trãi, đi qua trụ sở UBND quận Thanh Xuân, qua làng Mễ Trì thượng và làng Phùng Khoang. Đây là tên của một nhà cách mạng (1910 - 1984) quê Trạch Mỹ Lộc, Sơn Tây. Khi đang là học sinh trường Bưởi, ông tham gia cuộc "đòi ân xá Phan Bội Châu" và "để tang Phan Chu Trinh".

Năm 1928 Khuất Duy Tiến tham gia Việt nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, đi "vô sản hóa" ở Nam Định, sau gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và từng là Thường vụ xứ ủy Bắc Kỳ. Ông bị thực dân bắt giam 2 lần: 1931-1936 ở Côn Đảo và 1939-1945 ở Sơn La. Sau Cách Mạng, ông là Phó bí thư Thành ủy Hà Nội, chủ tịch Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Hà Nội, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ.

Góc nhìn lạ trên những con đường đẹp của Hà Nội

Đường Láng, là tên gọi đoạn đường dọc sông Tô Lịch từ Ngã Tư Cầu Giấy đến Ngã Tư Sở, qua đất ba làng Láng: Làng Thượng, Láng Trung, Láng Hạ

Láng là tên chữ Nôm của làng Yên Lãng, một làng cổ ven thành Thăng Long, một trong 61 phường của Thăng Long thời Trần.

Làng Láng đã có cách đây hàng chục thế kỷ. Xã Yên Lãng có ba thôn là Láng Thượng, Láng Trung và Láng Hạ, giờ là ba phường cùng tên chạy theo chiều dài hơn ba cây số trên dải đất bờ Bắc sông Tô Lịch. Phố có chiều dài khoảng gần 4 km. hướng Đông Bắc tiếp giáp với đường Bưởi, Hướng Đông Nam tiếp giáp với Đường Trường Chinh.

Góc nhìn lạ trên những con đường đẹp của Hà Nội

Phố Lý Thường Kiệt, kéo dài bắt đầu từ đoạn giao cắt với Trần Thánh Tông tới ngã ba Lê Duẩn.Đây là một trong những tuyến có hàng cây xanh đẹp và lãng mạn của Hà Nội.

Góc nhìn lạ trên những con đường đẹp của Hà Nội

Phố Nguyễn Chí Thanh đặt tên tháng 1/1998, đường mang tên vị Đại tướng cùng tên (1914 -1967), một tướng lĩnh chính trị của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Phố có chiều dài 1,7 km. Phía Tây Nam giáp Trần Duy Hưng, phía Đông Bắc giáp Liễu Giai.

Đường Nguyễn Chí Thanh ngày nay là do nhập lại của đoạn phố Liễu Giai kéo dài và phố Láng Trung. Con đường dài 1,8 km, chạy thẳng từ phố Kim Mã cắt ngang qua La Thành đến đường Láng, nối với Trần Duy Hưng - một trong những cửa ngõ phía tây của thủ đô Hà Nội.

Góc nhìn lạ trên những con đường đẹp của Hà Nội

Đường Phan Đình Phùng, dài khoảng 1,5 km, kéo dài từ Mai Xuân Thưởng đến Hàng Cót. Đặc điểm của phố này là có nhiều hàng sấu già, cây hoa sữa. Hai bên còn có những dãy nhà xây theo kiến trúc cổ của Pháp. Nhà thờ Cửa Bắc nằm trên con đường này, đối diện Thành Thăng Long, xây dựng vào năm 1931-1932. Phan Đình Phùng có giao thông một chiều, song song với phố quán thánh.

Góc nhìn lạ trên những con đường đẹp của Hà Nội

Đường Thanh Niên vốn là con đập đắp vào đầu thế kỷ thứ 17 để giữ cá nuôi trong hồ Trúc Bạch. Lúc đầu mang tên “Cố Ngự” (giữ vững), sau được đọc chệch thành “Cổ Ngư.” Đường dài gần 1 km, bắt đầu từ dốc Yên Phụ tới ngã ba Quán Thánh - Thụy Khuê. Những năm 1957 - 1959, sau khi thanh niên thủ đô góp sức làm đường Cổ Ngư và một số công trình khác to đẹp hơn, Chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ý đổi tên thành đường Thanh Niên để ghi nhận và cổ vũ sự đóng góp công sức của thế hệ trẻ.

Góc nhìn lạ trên những con đường đẹp của Hà Nội

Phố Liễu Giai chạy dọc từ ngã tư Đội Cấn - Văn Cao tới Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh. Xưa kia đây là một làng nằm ở giữa khu "Thập tam trại" (13 trại ở phía Tây thành Thăng Long) được lập nên do một vị dũng sĩ họ Hoàng.

Góc nhìn lạ trên những con đường đẹp của Hà Nội

Phạm Văn Đồng, con đường mang tên thủ tướng Phạm Văn Đồng (1955-1987). Đường bắt đầu từ ngã tư Xuân Thủy - Phạm Hùng tới điểm đầu của đường dẫn cầu Thăng Long.

Góc nhìn lạ trên những con đường đẹp của Hà Nội

Kim Mã là tuyến nối liền từ Nguyễn Thái Học và phố Sơn Tây rồi chạy dài thông ra Cầu Giấy. Kim Mã nguyên là nền còn sót lại của một tòa thành khác. Ngày nay phố chạy giữa một bên là làng Vạn Phúc, một bên là làng Kim Mã. Làng vốn là 1 xóm của thôn Liễu Giai, về sau một số dân xóm ấy dời xuống cư trú ở chỗ làng Kim Mã ngày nay, lập ra làng mới.

Góc nhìn lạ trên những con đường đẹp của Hà Nội

Đường Yên Phụ trước đây là làng Yên Phụ. Làng không chỉ nổi tiếng với nghề nuôi cá cảnh mà còn nổi tiếng với nghề làm hương. Đường chạy dài từ đoạn nối với Trần Nhật Duật băng qua ngã ba giao với Thanh Niên, Nghi Tàm kết thúc ở khu vực khách sạn Hanoi Intercontinential (quận Tây Hồ).

Theo TTVN

Các tin cũ hơn