Lăng đá cổ 300 tuổi được chống bằng gỗ, khung sắt

Thứ tư, 22/10/2014, 11:54
Tình trạng ngập nước mỗi khi mưa khiến lăng đá Quận công Phạm Mẫn Trực (Hoài Đức, Hà Nội) đang được chằng chống bằng cây gỗ, khung sắt từ nhiều năm qua đối mặt nguy cơ bị xóa sổ.

Lăng đá cổ 300 tuổi được chống bằng gỗ, khung sắt

Lăng đá Quận công Phạm Mẫn Trực (xóm 3, xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội) là một trong những di tích hiếm hoi được xây dựng hoàn toàn bằng đá, mang dáng dấp nghệ thuật điêu khắc đầu thế kỷ 18. Ông là quan võ thời Hậu Lê (thế kỷ 17-18), từng làm trong đội tượng binh và tổng thái giám của triều đình vua Lê, chúa Trịnh.

Sau khi mất, ông được chôn cất ở quê nhà. Lăng mộ của ông được xây vào năm 1713 gồm tường bao, cổng vào, nhà tiền tế (hiện không còn), khu bi đình (nhà đặt bia) và khu mộ với những bức phù điêu bằng đá, kèm theo đó là những bức tượng voi đá, chó đá có kiến trúc độc đáo.

Lăng đá cổ 300 tuổi được chống bằng gỗ, khung sắt

Tuy nhiên, hiện nay khu vực này cứ mưa là ngập. Ông Nguyễn Ngọc Đức, Phó chủ tịch UBND xã Lại Yên cho biết, Lại Yên là một xã ở vị trí địa lý thấp của huyện, nước vẫn thoát theo phương thức tự nhiên. Chính quyền cũng đang thi công công trình tiêu thoát nước, bơm cưỡng bức trên địa bàn toàn xã nên việc ngập úng tại các khu lăng mộ này là điều không tránh khỏi.

Khu vực toàn bộ lăng đá hễ trời mưa là ngập, trao đổi về thực trạng này ông Nguyễn Ngọc Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Lại Yên cho biết: “Chúng tôi đã có văn bản hướng dẫn dòng họ Phạm tiêu thoát nước, mặt khác Lại Yên là một xã ở vị trí địa lý thấp của huyện. Hiện tại, nước vẫn thoát theo phương thức tự nhiên, chính quyền xã cũng đang thi công công trình tiêu thoát nước, bơm cưỡng bức trên địa bàn toàn xã nên việc ngập úng tại các khu lăng mộ này là điều không tránh khỏi

Khu di tích được công nhân cấp quốc gia (năm 1963) này đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Các cổng, bia đá bị xô nghiêng, hư hỏng phải chằng chống bằng cột, thậm chí đôi chó đá bị bùn vùi lấp mất một nửa.

 Cổng chính lối vào được giằng bởi những chiếc cột gỗ mục nát. Theo ông Hựu, từ năm 2009 hiện tượng xuống cấp ngày càng nghiêm trọng. Các cơ quan chức năng xuống khảo sát nhưng không tu sửa.

Cổng chính lối vào được giằng bởi những chiếc cột gỗ mục nát. Theo ông Phạm Đình Hựu, người trông coi lăng đá, từ năm 2009 hiện tượng xuống cấp ngày càng nghiêm trọng. "Các cơ quan chức năng xuống khảo sát nhưng không tu sửa, chỉ giằng chống đơn giản nên nhân dân rất lo lắng cho di tích", ông Hựu nói.

Lăng đá cổ 300 tuổi được chống bằng gỗ, khung sắt

Phía bên trong, nhà bi đình (nhà đặt bia) đang xuống cấp. Các phiến đá xanh đang ngày càng bị tách rời do thời gian và mưa nắng, người dân phải tạo khung sắt chống đỡ tạm thời cho khu bi đình không bị sập.

Lăng đá cổ 300 tuổi được chống bằng gỗ, khung sắt

Ông Phạm Đình Bằng, Trưởng ban đại diện dòng họ Phạm ở Lại Yên kể: “Chúng tôi đề nghị rất nhiều lên xã, huyện, thành phố, các cơ quan chức năng có quan tâm, nhưng kết quả chưa thấy đâu”.

Sự việc bi đát đến nỗi, nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật Phan Cẩm Thượng đã viết thư lên các cấp chính quyền và nói rằng: "Cách làm giằng chống đơn giản của nhân dân xã Lại Yên chỉ càng làm cho các phiến đá ở khu di tích nhanh rơi vỡ hơn".

Lăng đá cổ 300 tuổi được chống bằng gỗ, khung sắt

Khu mộ bị sụt lún nặng nề khiến nhân dân Lại Yên và dòng họ Phạm vô cùng lo lắng. Tại hai khu nhà đặt bia, có hình ảnh Quận công oai dũng, tuy nhiên phía trên là những khung sắt thô kệch, khiến khu di tích lăng đá mất phần tôn nghiêm vốn có.

Lăng đá cổ 300 tuổi được chống bằng gỗ, khung sắt

 Theo ông Phạm Đình Hựu, năm 1963, Bộ văn hóa về đây xếp hạng, lăng đá Quận công Phạm Mẫn Trực xếp thứ 29 trong tổng số 1.700 di sản của cả nước. Tại lăng đá này, có rất nhiều họa tiết tinh xảo như bia đá, khu vực thắp hương.

Theo ông Phạm Đình Hựu, năm 1963, Bộ Văn hóa về đây xếp hạng lăng đá Quận công Phạm Mẫn Trực đứng thứ 29 trong tổng số 1.700 di sản của cả nước. Tại lăng đá này, có rất nhiều bức phù điêu họa tiết tinh xảo như bia đá, khu vực thắp hương.

Lăng đá cổ 300 tuổi được chống bằng gỗ, khung sắt

Trong quyết định số 29-VH/QĐ ngày 13/1/1964 của Bộ Văn hóa, bốn khu bảo vệ xung quanh lăng phải đảm bảo 50m. Tuy nhiên, đến nay phần do nhà dân xâm lấn, phần còn lại thất thoát do thời gian, nên khu nhà tiền tế (nơi diễn ra các hoạt động tế lễ tưởng nhớ Quận công Phạm Mẫn Trực), ao sen và cổng di tích tạo thành một khu lăng mộ bề thế và hoành tráng đã trở thành dĩ vãng.

Lăng đá cổ 300 tuổi được chống bằng gỗ, khung sắt

Những năm 1960, do thời kỳ hợp tác xã nên một phần nhà tiền tế (đại bái) khổng lồ phía trước đã bị tháo dỡ để làm nhà kho. Sau khi nhà đại bái bị dỡ bỏ, khu đất trở thành hoang hóa, có nhiều năm trở thành bãi rác hôi thối, bẩn thỉu khiến người dân hết sức bất bình.

Lăng đá cổ 300 tuổi được chống bằng gỗ, khung sắt

Ông Nguyễn Ngọc Đức, Phó chủ tịch UBND xã Lại Yên cho biết, hiện nay khu đất đó do xã quản lý, xây tường rào xung quanh, cho tư nhân thuê để đào ao, thả cá. UBND huyện và Sở VHTT-DL Hà Nội hỗ trợ tiền để xây lại nhà tiền tế (đại bái) cho dòng họ Phạm và nhân dân nhưng họ không nhận tiền.

Lăng đá cổ 300 tuổi được chống bằng gỗ, khung sắt

Tuy nhiên, theo ông Hựu, do UBND xã yêu cầu xây lùi vào bên trong vốn là khu vực sân chứ không xây trên nền móng cũ cách đó 10m nên người dân không đồng ý. "Xây dựng thì phải nguyên trạng, giữ nguyên di tích chứ", ông nói.

Lăng đá cổ 300 tuổi được chống bằng gỗ, khung sắt

Bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của lăng quận công Phạm Mẫn Trực (được công nhận năm 1963, đến năm 1993 mới được trao).

Trao đổi với báo chí, ông Trương Minh Tiến, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội thừa nhận, nếu không kịp thời tu bổ, lăng quận công Phạm Mẫn Trực có thể sụp đổ trong vòng hai năm hoặc sớm hơn. Di tích này cần phải cấp thiết tu bổ để trước mắt đảm bảo di tích không xuống cấp nhanh.

Theo Zing

Các tin cũ hơn