Đại biểu Quốc hội: 'Nghỉ Tết 9 ngày cũng có nhiều lợi ích'

Thứ năm, 27/11/2014, 15:18
Đại biểu Quốc hội cho rằng việc nghỉ Tết dài ngày cũng có nhiều lợi ích trong việc kích thích tiêu dùng, du lịch phát triển.

Đại biểu Quốc hội: 'Nghỉ Tết 9 ngày cũng có nhiều lợi ích'

Bên hành lang Quốc hội, PV đã phỏng vấn bà Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc hội xung quanh việc đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán Ất Mùi với thời gian 9 ngày.

Đại biểu Quốc hội: 'Nghỉ Tết 9 ngày cũng có nhiều lợi ích'
Bà Nguyễn Thanh Hải - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về 2 phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Mùi dự kiến thời gian là 7 ngày hoặc 9 ngày. Bà cho rằng nghỉ Tết âm lịch 9 ngày có hợp lý không trong khi năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp so với các nước trong khu vực?

Tôi cho rằng việc nghỉ Tết Nguyên đán cũng tạo điều kiện nghỉ ngơi cho người lao động sau một năm làm việc vất vả. Tuy nhiên, chúng ta cần việc cân đối hài hòa giữa hiệu quả lao động và việc nghỉ ngơi.

Tôi nghĩ phương án nghỉ Tết Nguyên đán 7 ngày hay 9 ngày cũng là dài so với trước đây tuy nhiên kỳ nghỉ dài cũng có tác dụng xã hội tích cực.

Việc nghỉ dài ngày sẽ kích cầu tiêu dùng, đặc biệt kích thích mua sắm cho khu vực ngoài nhà nước. Khi được nghỉ dài ngày, cán bộ, công chức, người dân sẽ đi du lịch, mua sắm nhiều sản phẩm. Việc này sẽ kích thích tiêu dùng và tạo thu nhập thêm cho khối ngoài nhà nước.

- Việc nghỉ dài ngày sẽ ảnh hướng lớn đến năng suất lao động, thưa bà?

Đúng vậy, đi kèm với việc nghỉ dài ngày là sự ảnh hưởng đến thời gian lao động, năng suất lao động. Chúng ta thường thấy trước khi nghỉ có một thời gian công việc bị ảnh hưởng và sau khi nghỉ công việc cũng có phần chậm trễ.

Đối với việc nghỉ dài ngày, công tác phòng chống tội phạm, an toàn, an ninh cũng hết sức quan trọng. Tuy vậy dù nghỉ 7 ngày hay 9 ngày, chúng ta cũng phải chuẩn bị rất chu đáo cho công tác đảm bảo an toàn, an ninh trật tự, an toàn cháy nổ...

Đại biểu Quốc hội: 'Nghỉ Tết 9 ngày cũng có nhiều lợi ích' Tôi thấy có những tác dụng tích cực của việc nghỉ dài như kích thích tiêu dùng, tạo điều kiện cho người dân, cán bộ đi du lịch, tạo điều kiện thu nhập cho khối ngoài Nhà nước tăng lên. Đại biểu Quốc hội: 'Nghỉ Tết 9 ngày cũng có nhiều lợi ích'
ĐBQH Nguyễn Thanh Hải

- Theo quan điểm riêng, bà sẽ lựa chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán 7 ngày hay 9 ngày?

Căn cứ thực tiễn năm ngoái, tôi thấy có những tác dụng tích cực của việc nghỉ dài như kích thích tiêu dùng, tạo điều kiện cho người dân, cán bộ đi du lịch, tạo điều kiện thu nhập cho khối ngoài Nhà nước tăng lên. Ngoài ra, tình hình an ninh cũng vẫn được giữ vững, đặc biệt an toàn giao thông được đảm bảo.

Vì vậy, tôi vẫn ủng hộ phương án nghỉ 9 ngày với điều kiện các ban ngành chức năng cần quan tâm tới công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông…

Tôi cho rằng, vai trò của chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng trong dịp nghỉ lễ rất quan trọng. Bên cạnh đó, cần đề cao vai trò của người đứng đầu trong cơ quan quản lý nhà nước và đặc biệt là ý thức của từng cán bộ, công nhân viên. Tôi nghĩ việc nghỉ 9 ngày sẽ tạo cơ hội tốt cho lao động có khoảng thời gian nghỉ ngơi đế tái tạo lại sức lao động.

- Thưa bà, GS Võ Tòng Xuân cho rằng việc nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày sẽ khiến cho Việt Nam mất đi các cơ hội cạnh tranh để bắt kịp so với các nước trong khu vực và thế giới. Quan điểm của bà về vấn đề này như thế nào?

Tôi thấy rằng phân tích của GS Võ Tòng Xuân rất chính xác. Chúng tôi cũng học tập ở nước ngoài trong một thời gian dài thì thấy rằng trong thời gian chúng ta nghỉ Tết Nguyên đán, cả thế giới vẫn làm việc.

Vì vậy, những hợp đồng giao dịch, những mối quan hệ kinh doanh với các nước trên thế giới cũng bị ảnh hưởng.

Đại biểu Quốc hội: 'Nghỉ Tết 9 ngày cũng có nhiều lợi ích'

Tuy nhiên, mỗi nước có truyền thống riêng. Việc cân đối giữa công việc và quyền lợi nghỉ ngơi trong dịp Tết Nguyên đán cần có sự điều hành, lãnh đạo của người đứng đầu.

Tôi ví dụ, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán, một số bộ phận có mối liên hệ với nước ngoài vẫn cần duy trì để đảm bảo thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết. Những người này sẽ có những chế độ nghỉ bù và có chế độ như trong luật đã quy định.

- GS Võ Tòng Xuân cũng đề xuất nên gộp Tết Dương lịch và Tết Âm lịch làm một. Bà có đồng tình với quan điểm này?

Năm ngoái, tôi cũng thấy nổi lên cuộc tranh cãi có nên gộp Tết Dương lịch và Tết Âm lịch làm một hay không.

Tôi lại không nhất trí với ý kiến đó. Tôi nghĩ rằng mỗi nước có truyền thống riêng. Tết Âm lịch của chúng ta đã có truyền thống văn hóa từ lâu và đã đi sâu vào từng gia đình, từng con người dù có ở xa.

Thời tôi còn học nước ngoài, thời khắc giao thừa là thời khắc thiêng liêng nhất. Mặc dù ở xa nhưng khi thời khắc giao thừa tới, chúng tôi luôn hướng về đất nước và cảm thấy tự hào vì đất nước có phong tục, tập quán riêng.

Trong khi đó, người nước ngoài cũng biết đó là những ngày lễ hội của Việt Nam và họ chúc mừng chúng tôi. Tôi nghĩ rằng việc giữ gìn bản sắc dân tộc thông qua việc giữ gìn Tết Nguyên đán rất quan trọng. Điều đó tạo cho người Việt Nam có bản sắc riêng, độc đáo.

Trong dịp Tết Nguyên đán, tôi thường không đi chơi xa vì đây là khoảng thời gian để mọi người trong gia đình sum vầy bên nhau, để tưởng nhớ những người đã khuất. Trong những ngày đó chúng ta hướng về công việc thiện để giúp cho cuộc sống ý nghĩa hơn.

- Phải chăng chính nét độc đáo của Tết Nguyên đán cũng sẽ thu hút bạn bè quốc tế đến với Việt Nam trong những ngày này?

Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán cũng sẽ kích thích thêm du lịch trong và ngoài nước. Những người phương Tây sẽ dành thời gian đi du lịch ở những nơi văn hóa khác biệt, độc đáo.

Chúng ta nên tận dụng khoảng thời gian này để quảng bá, tuyên truyền nhiều hơn hấp dẫn du khách nước ngoài tới Việt Nam, nhất là dịp Tết Nguyên đán. Đây cũng là cơ hội tốt để phát triển ngành du lịch. Việt Nam sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn, an toàn trong con mắt du khách quốc tế.

Xin cảm ơn bà!

Theo VTCnews

Các tin cũ hơn