Chợ bán đặc sản cá sặc, lá sầu đâu... cực lạ ở TP.HCM

Thứ bảy, 29/11/2014, 10:20
"Chợ Campuchia" (nằm trong hẻm 374 Lê Hồng Phong, phường 1, quận 10, TP.HCM) là nơi diễn ra sự giao thoa giữa văn hóa miền Tây và ẩm thực đặc trưng của đất nước Chùa tháp.

Rất nhiều loại khô cá của người Campuchia được bày bán tại chợ

Chợ Lê Hồng Phong mở từ sáng đến chiều tối, lúc nào cũng tấp nập người mua kẻ bán. Trong đó, hơn 2/3 gian hàng kinh doanh các hàng hóa, thực phẩm Campuchia.

Do bày bán rất nhiều món đặc sản Campuchia nên nhiều người vẫn thường gọi ngôi chợ đặc biệt này là “chợ Campuchia”.

chợ Nga, chợ Campuchia, chợ Hàn Quốc, chợ ngoại ở Sài Gòn

"Chợ Campuchia" là khu chợ ngoại lâu đời nhất ở TP.HCM. Nơi đây bán đầy đủ các món ăn và các lại thực phẩm, hàng hóa đặc trưng của đất nước Chùa tháp. Ảnh: Zing

Khách đến đây mua không chỉ là người dân địa phương mà còn có cả người Campuchia sinh sống tại quận 8, Củ Chi (TP.HCM) và tỉnh Long An.

Thực phẩm được bày bán ở đây vô cùng phong phú với những cái tên rất lạ với những du khách lần đầu đến đây như: cá trèn, mắm bò hóc, bún num bò chóc, đường thốt nốt, lá sầu đâu…

Dưới đây là một số mặt hàng đặc biệt được bán tại khu chợ này:

Rất nhiều loại khô cá của người Campuchia được bày bán tại chợ

Điểm nổi bật khu chợ này là các loại cá khô được đánh bắt từ Biển Hồ Phnôm Pênh. Rất nhiều loại cá được bày biện hấp dẫn, treo lủng lẳng khiến người mua quan tâm.

Sản phẩm nổi bật ở chợ là khô cá tra Biển Hồ, một đặc sản nổi tiếng của Campuchia, được treo lủng lẳng, màu sắc vàng ươm rất bắt mắt. Ảnh: Người lao động

Cá trèn khô ép dính nhau thành một mảng to, da sáng bóng, thịt đỏ au, được treo thành một hàng dài. Ảnh: Doanh nhân Sài Gòn

Cá trèn khô ép dính nhau thành một mảng to, da sáng bóng, thịt đỏ au, được treo thành một hàng dài. Ảnh: Doanh nhân Sài Gòn

Ếch phơi khô, món ăn đặc sản của bà con Campuchia.

Ếch phơi khô, món ăn đặc sản của người dân Campuchia. Ảnh: Người lao động

Mắm bò hóc, một loại mắm đặc trưng của Campuchia.

Chợ cũng bán các loại mắm đặc trưng của Campuchia, nổi bật là mắm bò hóc hay prahok - một loại mắm làm từ nguyên liệu chính là cá nước ngọt. Đây là một nguyên liệu tiêu biểu trong nền ẩm thực Khmer. Ảnh: Người lao động

Những món bún lạ lùng của Sài Gòn

Num bò chóc là tên gọi của loại bún cá nổi tiếng xứ Chùa tháp. Bát bún với màu vàng đặc trưng của nghệ, điểm xuyết màu xanh của đậu đũa, màu tím của bông súng làm nổi bật lên những lát cá lóc màu trắng, cùng nước lèo dậy mùi thơm phức. Ảnh: Yan.vn

Ngoài ra, loại cá tươi được dùng để nấu num-bo-chóc ở đây không phải cá rô hay cá lóc thường, mà phải là cá lóc bông, mỗi con nặng chừng hai đến ba ký. 

Ngoài ra, loại cá tươi được dùng để nấu num bò chóc ở đây không phải cá rô hay cá lóc thường, mà phải là cá lóc bông, mỗi con nặng chừng 2-3kg. Mỗi tô bún có giá 30.000-40.000 đồng. Ảnh: Doanh nhân Sài Gòn

Sau khi thưởng thức hương vị đậm đà của tô bún mắm bò-hóc, nếu không ăn thêm món tráng miệng num-à-pơi thì quả là thiếu sót. Num-à-pơi là món chè nổi tiếng bổ dưỡng của xứ Chùa Tháp, được làm từ các nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm như bí đỏ, trứng gà, nước cốt dừa... . Ảnh: Doanh nhân Sài gòn

Sau khi thưởng thức hương vị đậm đà của tô bún mắm bò-hóc, nếu không ăn thêm món tráng miệng num-à-pơi thì quả là thiếu sót. Num-à-pơi là món chè nổi tiếng bổ dưỡng của xứ Chùa Tháp, được làm từ các nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm như bí đỏ, trứng gà, nước cốt dừa... . Ảnh: Doanh nhân Sài gòn

Chè Bà-bơ-chon-chang (hay còn gọi là chè bí) được làm bằng bí hấp và sữa đặc, có giá 10.000 đồng/miếng.

Món chè này có giá 10.000 đồng/miếng. Ảnh: Người lao động

Chè hột me chế biến rất kỳ công như có giá 10.000/chén.

Chè hột me cũng là một món tráng miệng rất đặc biệt tại chợ này, được chế biến rất kỳ công nhưng chỉ có giá 10.000 đồng/chén. Ảnh: Người lao động

Khác với lá sầu đâu rừng ở Long Khánh (Đồng Nai) có vị rất đắng, lá và hoa sầu đâu được bán tại đây được nhập về từ Campuchia, ít đắng và có vị ngọt. Lá sầu đâu  vừa để trộn gỏi, vừa để ăn sống, chấm với cá kho tạo ra hương vị rất ngon miệng. Ảnh: Doanh nhân Sài Gòn

Khác với lá sầu đâu rừng ở Long Khánh (Đồng Nai) có vị rất đắng, lá và hoa sầu đâu được bán tại đây được nhập về từ Campuchia, ít đắng và có vị ngọt. Lá sầu đâu  vừa để trộn gỏi, vừa để ăn sống, chấm với cá kho tạo ra hương vị rất ngon miệng. Ảnh: Doanh nhân Sài Gòn

Theo Trí thức trẻ

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích