Trước đó, thông tin 31% nữ sinh từng bị quấy rối trên xe buýt và 20% người chứng kiến trẻ em gái bị quấy rối tình dục trên xe buýt nhưng không hành động gì đã được công bố tại Hội thảo “Thành phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái: Giấc mơ có thành hiện thực?” do Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid), tổ chức Plan Quốc tế tại Việt Nam (Plan) và Trung tâm Nghiên cứu Giới - Gia đình & Môi trường trong Phát triển (CGFED) tổ chức. Đây là kết quả khảo sát 2.046 người.
Theo kết quả khảo sát, 87% phụ nữ và trẻ em gái được hỏi khẳng định đã từng bị quấy rối tình dục nơi công cộng; 89% nam giới và những người chứng kiến đã thấy các hành vi này. 40% người tham gia khảo sát đã từng chứng kiến các hành vi quấy rối các em gái vị thành niên, 47% trong số đó chứng kiến hành vi này lặp lại nhiều lần, chỉ 13% trẻ em gái cảm thấy an toàn tại những nơi công cộng .
(Ảnh minh họa)
Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, kết quả khảo sát dù thực hiện trên một mẫu nhỏ nhưng phần nào phản ánh nguy cơ bị xâm hại về thân thể và nhân phẩm, gây tổn thương về tâm lý, tình cảm và sức khỏe của phụ nữ khi sử dụng dịch vụ công cộng. Nghiên cứu khảo sát cũng chỉ ra những địa điểm công cộng mà phụ nữ có nguy cơbị quấy rối tình dụccao là bến xe, công viên, nhà chờ xe buýt.
Ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia đã ký công văn gửi UBND TP Hà Nội và TP.HCM đề nghị chỉ đạo điều tra, khảo sát để xác định rõ các địa điểm, các tuyến giao thông công cộng, các đoạn đường thường xuyên xảy ra hiện tượng quấy rối tình dục; đồng thời, triển khai các biện pháp cảnh báo, ngăn ngừa nguy cơ của hiện tượng này như tăng cường chiếu sáng công cộng, niêm yết số điện thoại công an xã/phường sở tại cũng như các thông điệp hướng dẫn cách ứng phó khi bị quấy rối tình dục.
Bên cạnh đó, cần tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các khu vực có nguy cơ xảy ra tình trạngquấy rối tình dụcphụ nữ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các cá nhân có hành vi xâm hại phụ nữ và các em gái.