Những lỗi trong bảo quản thức, chế biến thức ăn gây nguy cơ ngộ độc cao được TS Nguyễn Tiến Dũng, BV Bạch Mai, chỉ ra dưới đây sẽ giúp mọi người sắp xếp lại tủ lạnh, bảo quản đồ ăn đúng cách, giúp phòng nguy cơ ngộ độc trong ngày Tết:
Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh phải bọc kín, sắp xếp thông thoáng để khí lạnh lưu thông,
việc bảo quản sẽ hiệu quả hơn
“Việc đưa cùng nhiều loại thực phẩm vào cùng một chỗ sẽ dẫn tới nguy cơ lây nhiễm các vi trùng, nấm mốc khi một món đồ bị ôi”, TS Nguyễn Tiến Dũng nói.
Vì thế, hãy biết “tiết chế” khi mua thực phẩm lưu trữ và bảo quản đúng cách. Từng loại thực phẩm khi đưa vào tủ lạnh, ví như thịt cần rửa sạch, để ráo nước, mỗi loại thịt đều cho vào một hộp riêng, đậy kín. Chỉ những thực phẩm tươi sử dụng trong ngày mới để ngăn mát, còn lại phải để vào ngăn đông. Với trái cây, rau, chỉ những loại rau lá mới cần nhặt sạch, bọc kín trong túi ni-lon để vào tủ; còn lại các loại rau củ như su hào, su su, khoai tây, khoai môn, cà chua… thì có thể để ngoài.
Ngày Tết, trong tủ lạnh gia đình mỗi nhà không thể thiếu các loại thức ăn nguội như giò, thịt đông… Đây là nhóm thực phẩm cần được bảo quản cẩn thận, để hộp riêng, có nắp kín... để tránh bị lây nhiễm vi khuẩn, nấm mốc từ các thực phẩm khác (bề mặt vết cắt giò có màu khác với phần còn lại của giò...).
Bảo quản, lưu trữ thức ăn đúng cách, đun thật sôi khi lấy thực phẩm chín ra ăn, bảo quản kỹ càng nhóm thực phẩm ăn lạnh… thì sẽ hạn chế được nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết.
Theo dan tri