Sự kiện Idlib – càng điều tra càng thấy Trump giống Bush
Truyền thông quốc tế đưa tin, Uỷ ban độc lập của LHQ điều tra về nhân quyền tại Syria đang nghiên cứu các giả thiết khác nhau xung quanh vụ tấn công nghi có sử dụng vũ khí hoá học tại thị trấn Khan Sheikun, tỉnh Idlib của Syria ngày 4/4 vừa qua.
Theo uỷ ban điều tra độc lập thì hiện nay không thể khẳng định được tuyên bố của Mỹ và các nước phương Tây cho rằng chính phủ Syria chịu trách nhiệm về vụ tấn công đó. Ngày 21/4, Chủ tịch Uỷ ban điều tra độc lập Paulo Sergio Pinheiro đã tuyên bố với báo giới như vậy.
Ông Pinheiro cho biết sau khi tìm hiểu các nhân chứng, nghiên cứu các bức ảnh và đoạn băng video cũng như tham vấn với các chuyên gia y tế và quân sự, các nhà điều tra xác định ngày 4/4 có xảy ra một cuộc không kích vào Khan Sheikun.
Dường như Trump đang vô căn cứ trong sự kiện Idlib? |
Cuộc tấn công này xảy ra cùng lúc với sự xuất hiện của một hóa chất giống khí sarin, như Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) đã xác nhận ngày 21/4. Cuộc không kích thứ 2 tại khu vực này diễn ra cùng ngày vào một cơ sở y tế đang hỗ trợ các nạn nhân của cuộc tấn công trước đó.
Tuy nhiên, ông Pinheiro nhấn mạnh ủy ban điều tra độc lập của LHQ không xác định được cuộc không kích do lực lượng nào thực hiện cũng như không xác định được mối liên quan giữa cuộc không kích và sự xuất hiện chất khí giống khí sarin tại Idlib.
Ủy ban điều tra độc lập được thành lập theo quyết định của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc và ngày 21/4 đại diện uỷ ban điều tra độc lạp đã có cuộc gặp không chính thức với các ủy viên HĐBA LHQ về chủ đề là cuộc tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học xảy ra tại Idlib.
Chủ tịch Uỷ ban điều tra độc lập của LHQ cho biết ủy ban sẽ tiếp tục điều tra vụ việc và đã yêu cầu chính phủ một số nước cung cấp thông tin liên quan. Khi có kết quả, các nhà điều tra sẽ báo cáo trực tiếp với Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Như vậy, cho đến lúc này, sau 20 ngày xảy ra “sự kiện Idlib”, cả phái bộ điều tra của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học lẫn Uỷ ban điều tra độc lập của LHQ vẫn không thể xác định được thủ phạm hay manh mối của thủ phạm gây ra “sự kiện Idlib”.
Vậy mà chỉ cần nhận được tin tức từ phe đối lập Syria và nhìn thấy hình ảnh những nạn nhân bị chết ngạt vì chất độc hoá học phát tán, chính quyền Mỹ đã mặc định quân đội chính phủ Syria là thủ phạm thực hiện cuộc tấn công bằng vũ khí hoá học vào thị trấn Khan Sheikun.
Và chưa đầy 72 tiếng đồng hồ sau khi cảm xúc dâng trào, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh tấn công trừng phạt Damascus bằng việc cho phóng 59 quả tên lửa Tomahawk vào khu căn cứ quân sự Shayrat, phá huỷ một số máy bay chiến đấu của quân đội Syria.
Dư luận đặt câu hỏi: Tại sao cả phái bộ điều tra của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học lẫn Uỷ ban điều tra độc lập của LHQ không tìm ra chứng cứ để bảo vệ cho quyết định của Trump, vậy mà Washington không cung cấp chứng cứ cho các điều tra viên, trong khi điều đó có lợi cho Mỹ?
Theo giới phân tích, việc điều tra “sự kiện Idlib” sẽ khó có thể cho kết quả cho đến khi người ta quyết định dừng điều tra. Bởi trong thời điểm này, sự kiện vừa xảy ra mà không tìm được vật chứng, thì thời gian kéo dài vật chứng sẽ mất, bởi khí độc phát tán sẽ phai nhạt theo thời gian.
Không loại trừ khả năng Trump hoang tưởng về vũ khí hoá học của Bashar al-Assad giống như Bush hoang tưởng về vũ khi giết người hàng loạt của Saddam Hussein, song các điều tra viên quốc tế không thể công bố sự thật vì lo sợ thế giới sẽ đại loạn và nước Mỹ sẽ gặp đại hoạ.
Rút kinh nghiệm Obama, Trump vẫn việt vị trước Putin trong nước cờ “vũ khí hoá học Syria”
Sau khi xảy ra sự việc đau lòng tại Idlib, Moscow đã đưa ra kết luận ban đầu với nguyên nhân được tạm xác định là quân đội Syria không kích trúng vào kho vũ khí và nhà máy sản xuất vũ khí của phe đối lập và khí sarin đã phát tán, gây chết người.
Kinh nghiệm của Obama việt vị trước Putin trong nước cờ "vũ khi hoá học Syria" là rất quý cho Trump |
Moscow kêu gọi cộng đồng quốc tế điều tra sự việc, trước khi có những hành động tiêp theo. Đây là một động thái rất có lợi cho Washington trong ván cờ Syria, bởi nó giúp Mỹ có thể xuất hiện hợp pháp tại Syria. Vậy nhưng chính quyền Trump lại từ chối.
Có ý kiến cho rằng, Trump đề phòng có thể rơi vào thế việt vị trước Putin như Obama đã từng mắc phải. Đó là việc Washington nhận trách nhiệm tiêu huỷ và giám sát tiêu huỷ kho vũ khí hoá học của chính quyền Syria.
Cũng nên nhắc lại rằng, khi Tổng thống Obama nêu vấn đề trừng phạt Damascus về vấn đề vũ khí hoá học, Tổng thống Putin đã làm việc với chính quyền Assad và thống nhất tiêu huỷ kho vũ khí hoá học. Putin đề xuất trao việc tiêu huỷ và giám sát tiêu huỷ cho Washington.
Chính quyền Obama đã đón nhận ngay trách nhiệm đó và khi mọi việc xong xuôi thì Mỹ hết cơ hội xuất hiện hợp pháp tại Syria vì không được Assad “nhờ” đánh IS.
Không những vậy, mỗi khi có thông tin trên chiến trường Syria có lực lượng sử dụng vũ khí hoá học là chính quyền Obama mất ăn mất ngủ vì cảm nhận dường như mình bị xỏ mũi và chưa hoàn thành trách nhiệm.
Có lẽ cảm nhận được nỗi niềm cay đắng của người tiền nhiệm vì vội nghe lời Putin mà cứ tường thắng nhưng lại thua đau, Trump đã khước từ gợi mở của Putin khi Moscow xác nhận quân đội Syria có liên quan tới “sự kiên Idlib” và đề nghị cùng điều tra.
Khi khước từ cách thức xác định nguyên nhân của Moscow – điều tra sự việc – nghĩa là Washington phải mặc định được thủ phạm. Phe đối lập được Mỹ bảo trợ nên không thể mặc định là thủ phạm, khủng bố thì có mặc định cũng như không, do đó Damascus đương nhiên được mặc định là thủ phạm gây ra “sự kiện Idlib”.
Đến lúc này - với thực tế điều tra - có lẽ Trump đã nhận ra mình sai khi từ chối lời đề xuất điều tra từ Moscow. Trump vội vã cho “Tomahawk bay vào Syria” tưởng chừng sẽ chiếm ưu thế trước Putin, song bây giờ thì là ngược lại.
Rõ ràng, Trump đã rút kinh nghiệm của Obama mà vẫn rơi vào thế việt vị trước Putin.
Dường như Trump chưa phải là đối thủ của Putin trong những nước cờ độc |
Moscow còn cho biết rằng Nga không đủ sức đánh chặn Tomahawk Mỹ khi bay vào Syria và lúc này thì Trump đã thấy Putin quá cao cơ khi nhận thua kém trước đối thủ. Nga không đánh chặn được, vậy 36 quả Tomahawk lạc đường sẽ được giải thích ra sao, nếu không phải do tên lửa Mỹ không nổ nhiều như Nhà Trắng và Lầu Năm Góc “nổ”?
Không những vậy, Moscow còn đang tìm cách níu kéo những nhà điều tra quốc tế đến khu vực sân bay quân sự Shayrat để cùng đếm Tomahawk Mỹ bị xịt. Một nước đi của Putin khiến Trump tiến không không được mà thoái cũng không xong.
Thực tế đang chứng minh Trump đã việt vị quá xa trước Putin trong nước cờ “vũ khí hoá học Syria”, dù đã có kinh nghiệm xương máu của người tiền nhiệm. Chính quyền Obama không thể xuất hiện hợp pháp tại Syria, còn chính quyền Trump thì không dám xuất hiện, dù đã được Moscow níu kéo.
Theo Đất Việt