Trump muốn quan hệ tốt với Nga: Sở cầu bất đắc

Thứ bảy, 13/05/2017, 19:55
"Trump không có nhiều không gian dành cho sự linh hoạt trong những việc liên quan tới xây dựng quan hệ với Nga''

Quá nhiều sự chi phối

Giáo sư Lịch sử Đại học Tổng hợp Mỹ ở Washington, DC, Giám đốc Viện Nghiên cứu hạt nhân Peter Kuznick đã nêu bình luận trên Sputnik về thái độ của Tổng thống Trump đối với LB Nga.

"Trump không có nhiều không gian dành cho sự linh hoạt trong những việc liên quan tới xây dựng quan hệ với Nga, bởi các phương tiện truyền thông và phần lớn các chính trị gia đều chống lại các phương án đối thoại với Moscow" .

Đồng thời, ông Kuznick cho rằng "bất chấp tất cả những phức tạp trong việc thiết lập con đường bình thường hóa quan hệ, chúng ta vẫn cần phải bắt đầu xúc tiến việc này với mục đích giảm thiểu những căng thẳng đang tồn tại (trong mối quan hệ Nga-Mỹ)".

"Đã có lúc tưởng chừng như hai nước chúng ta có khả năng đi đến chiến tranh giữa những căng thẳng, xung đột quân sự tại Syria và Ukraina", chuyên gia Mỹ nhận xét.

Tuy nhiên chuyên gia Kuznick cũng cảnh báo rằng, Nga không nên tin tưởng vô điều kiện đối với Tổng thống Donald Trump.

Tổng thống Trump không có nhiều không gian dành cho sự linh hoạt trong những việc liên quan tới xây dựng quan hệ với Nga.

"Khi Trump tranh cử Tổng thống, ông ấy nói vô số điều tích cực về Nga, về Tổng thống của nước Nga. Điều đó đã gieo niềm hy vọng… Ông ấy được bầu chọn, thế nhưng lại không nhất quán đi theo phương hướng do chính ông nêu khi vận động tranh cử.

Trên cương vị Tổng thống, ông Trump đang làm hoàn toàn ngược lại. Và chính vì thế tôi đã cảnh báo các bạn bè của tôi ở Nga rằng đừng tin lời Trump, ngay cả khi ông ấy đưa ra những tuyên bố có vẻ rất tích cực", chuyên gia Kuznick nhấn mạnh.

Về vấn đề này, trả lời phỏng vấn trên truyền hình ngày 12/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng thẳng thắn thừa nhận thực trạng quan hệ Nga - Mỹ kể từ khi ông Trump nhậm chức hồi tháng 1.

Nhà lãnh đạo Nga cho hay: "Có thể nói mức độ tin tưởng về hợp tác giữa hai bên, đặc biệt trong vấn đề quân sự, chẳng những không cải thiện mà còn tồi tệ hơn".

Khi ông Trump thắng cử và trở thành Tổng thống, giới quan sát nhận định quan hệ Nga - Mỹ sẽ cải thiện đáng kể vì ông Trump thường dành những lời tốt đẹp cho ông Putin. Tuy vậy, những diễn biến vừa qua cho thấy giữa lời nói và thực tế vẫn còn một khoảng cách rõ rệt.

Quyết định gây sốc

Hồi cuối tháng 3, hát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer khẳng định với những người ủng hộ giả thuyết về mối liên hệ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với nước Nga rằng điều này là "100% sai lệch".

Ông Sean Spicer còn liên hệ giữa món ăn sa-lát Nga nổi tiếng nếu ông Trump có nhã hứng thưởng thức chắc cũng sẽ là đề tài để thêu dệt một đường lối chính trị thân Tổng thống Putin của giới tinh hoa Mỹ.

"Ngay từ đầu, tôi đã nói rằng không có liên kết nào (giữa Trump và Liên bang Nga), giả sử Tổng thống hiện nay cho nước sốt Nga vào món sa-lát, thì điều đó có cái gì đó liên quan đến Nga" - ông Spicer nói  cuộc họp thường kỳ.

Tổng thống Donald Trump trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga

Giới phân tích cho rằng, bản thân ông Trump đang chịu sự chi phối của giới tinh hoa Mỹ, và bị cuốn theo lối mòn của các đời Tổng thống trước trong mối quan hệ với Moscow. Tuy nhiên Trump là một người khó đoán và luôn là vậy.

Kể từ khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ, hàng loạt các thân tín trong bộ máy hỗ trợ tranh cử của ông Trump đã bị đưa ra soi mói "vạch lá tìm sâu" từ những nhân sự có tầm ảnh hưởng tới thân cận trong chính quyền mới mà mới đây nhất là con rể  Jared Kushner, cố vấn tin cẩn nhất của ông.Jared Kushner phải điều trần trước các Nghị sĩ Mỹ về những cuộc gặp gỡ với quan chức cấp cao của Nga.

Những cáo buộc về sự dính líu của Kushner với Nga xuất hiện trong bối cảnh Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Devin Nunes bị các nghị sĩ đảng Dân chủ tố cáo thông đồng với các trợ lý của Tổng thống, phá hoại cuộc điều tra về nghi vấn chiến dịch tranh cử của Trump có liên hệ với Nga.

Và khi những nghi vấn về mối liên hệ giữa ông Trump và Nga ngày càng dâng cao trong nội bộ nước Mỹ, Tổng thống Trump đã đưa ra một quyết định gây sốc khi sa thải Giám đốc FBI James Comey - người trực tiếp điều tra về các cộng sự của Tổng thống và quan hệ giữa họ với Nga

Theo CNN, giới chính trị truyền thống Mỹ – thành phần cốt lõi của giới tinh hoa Mỹ - đang tìm cách hạn chế tới mức thấp nhất tác hại từ hiệu ứng ''bảo vệ Putin'' trong xã hội Mỹ qua điều tra việc Nga hacking vào tiền trình bầu cử Mỹ. Và khi ông Comey bị cách chức thì cuộc điều tra chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà ông Comey bị sa thải ngay trước thềm chuyến thăm của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tới Nhà Trắng. Nhìn lại lời bình luận của Giáo sư Lịch sử Đại học Tổng hợp Mỹ ở Washington, DC, Giám đốc Viện Nghiên cứu hạt nhân Peter Kuznick, quả thật ông Trump không có nhiều không gian dành cho sự linh hoạt trong những việc liên quan tới xây dựng quan hệ với Nga, thế nhưng Trump sẽ làm điều đó khi có cơ hội.

Theo Đất Việt

Các tin cũ hơn