Trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đặt bút ký vào dự thảo luật trừng phạt Nga mà Nhà Trắng cho rằng "sẽ rất sớm thôi", Moscow đã tung ra đòn cảnh cáo, buộc Mỹ rút 755 nhà ngoại giao đang làm việc tại Moscow.
Bước đi này của Tổng thống Putin rất khéo léo.
Tổng thống Putin không muốn đối đầu với Tổng thống Mỹ nữa, mà đó là với cả hệ thống chính trị Mỹ. |
Ông đã tránh phản ứng gay gắt về quyết định của Tổng thống Trump bởi ông Trump đang hoàn toàn bị động với dự luật trừng phạt mới. Chính Thượng viện Mỹ thông qua đòn trừng phạt mới là yếu tố quan trọng nhất và Nga đang phản ứng với dự luật được Thượng viện thông qua chứ không đối đầu trực tiếp với ông Trump.
Chuyên gia Dmitry Ofitserov- Belsky, Phó Giáo sư Đại học tổng hợp Nghiên cứu Quốc gia thuộc Học viện Kinh tế cao cấp trong cuộc phỏng vấn của Sputnik nói rằng hành động của Moscow là hoàn toàn xứng đáng.
Theo đó, vị chuyên gia cho rằng, nước Nga cần phải chứng tỏ rằng, trước hết, chúng ta đã sẵn sàng đáp trả.
Bên cạnh đó, nếu Hoa Kỳ gây ra viễn cảnh leo thang xung đột, Nga sẽ có thể tồn tại vượt qua tình huống căng thẳng này và không chấp nhận từ bỏ vị trí của mình.
Ngoài ra, tuyên bố trục xuất các nhà ngoại giao và nhân viên của Đại sứ quán Mỹ tại Moscow, về bản chất có nghĩa là Nga có thể làm mọi việc mà không cần tới quan hệ với Hoa Kỳ trên nhiều vấn đề.
"Bởi vì biện pháp này - không phải là phân biệt đối xử, nó không phá vỡ bất kỳ khía cạnh nào trong mối quan hệ của chúng ta. Nó chỉ đơn giản là biện pháp đóng băng quan hệ. Đây là ý nghĩa chính yếu của nó, ngoài tính biểu tượng" - ông Dmitry Ofitserov- Belsky cho biết.
Theo ý kiến của chuyên gia, trong mọi hành động của Hoa Kỳ, trước hết đều vì quyền lợi kinh tế và dự luật mới đây cũng không phải ngoại lệ.
"Không cần thiết phải tức giận với người Mỹ vì chính sách mà họ đang theo đuổi, và cũng không nên nuôi dưỡng bất kỳ ảo tưởng nào… Có rất ít sự thay đổi về thế lực đứng sau ở Hoa Kỳ" - vị Phó Giáo sư nhận định.
Do bản chất như vậy, mọi điều mà Mỹ đang hướng đến chỉ là lợi ích kinh doanh.
"Bộ luật mới dự kiến sẽ nhằm đến, trong đó có các công ty năng lượng của Nga, để ngăn chặn việc tăng cường vị thế của Nga trên thị trường năng lượng châu Âu. Ý tôi là, trước hết, đó là dự án " Dòng chảy phương Bắc-2".
Và, theo đó, Hoa Kỳ trong trường hợp này xuất phát từ quyền lợi kinh tế của mình, trong khi làm tổn hại tới lợi ích kinh tế châu Âu. Vì vậy, trong việc này, không có gì cá nhân cả - chỉ thuần túy là lợi ích kinh doanh" - ông Ofitserov- Belsky phân tích.
Điện Kremlin nêu điều kiện Mỹ muốn hàn gắn quan hệ
Ngày 31/7, Thư ký báo chí Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov nói rằng để bình thường hóa quan hệ Nga-Mỹ, việc cần thiết là sự thể hiện ý chí chính trị, chấn chỉnh quan hệ và từ bỏ những mưu toan cưỡng ép trừng phạt, theo TASS.
"Lối thoát cho tình hình hiện nay nằm trong phạm vi thể hiện ý chí chính trị, trong quá trình khôi phục cơn kịch phát bệnh tâm thần phân liệt chính trị, mong muốn bình thường hóa mối quan hệ này và từ bỏ những mưu toan cưỡng ép trừng phạt" - ông Peskov nói với báo giới.
Ngoài ra, ông Peskov cũng lưu ý rằng trước đó Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh sự quan tâm của Moscow trong việc tiếp tục phối hợp hành động trong những lĩnh vực mà hai bên có cùng lợi ích.
Nga sẽ đợi Mỹ thể hiện thái độ thực hiện điều kiện mới gỡ trừng phạt. |
Biện pháp đáp trả mà Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nhằm phản ứng với các lệnh trừng phạt từ phía Mỹ.
Tổng thống Putin cho biết số nhân viên phái đoàn ngoại giao của Mỹ ở Nga sẽ giảm xuống còn 455 người, ngang bằng với số nhân viên ngoại giao của Nga ở Mỹ.
Hiện có hơn 1.000 cán bộ ngoại giao và nhân viên kỹ thuật của Mỹ đã và đang làm việc tại Nga, sắp tới 755 người sẽ buộc phải chấm dứt hoạt động của mình trước ngày 1/9.
Theo Đất Việt