|
Nhiều người thắc mắc về độ chính xác của các máy đo nồng độ cồn mà CSGT đang sử dụng |
Trong những ngày theo chân CSGT TP.HCM "thổi" nồng độ cồn trên địa bàn thành phố, không ít lần tôi chứng kiến những người nhậu say đến mức giọng nói lè nhè, chạy xe loạng choạng tìm đủ cách câu giờ, cãi tay đôi cùng lực lượng chức năng để mong được CSGT cho đi tiếp.
Tất nhiên, càng cãi, càng lý sự thì mấy anh chỉ mất thêm thời gian của chính mình mà thôi... vì luật là luật!
Máy đo nồng độ cồn được kiểm định 1 năm 1 lần |
Số lượng người vi phạm nồng độ cồn đã giảm nhiều so với những năm trước |
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP
Đối với ôtô
Người điều khiển xe ôtô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0.25mg/lit khí thở thì bị phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng, tạm giữ phương tiện 7 ngày, tước GPLX 1 - 3 tháng.
Người điều khiển xe ôtô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0.25mg đến 0.4mg/lit khí thở thì bị phạt tiền từ 7.000.000 - 8.000.000 đồng, tạm giữ phương tiện 7 ngày, tước GPLX 3 - 5 tháng.
Người điều khiển xe ôtô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0.4mg/lit khí thở thì bị phạt tiền từ 16.000.000 - 18.000.000 đồng, tước GPLX 4 - 6 tháng;
Đối với mô tô, xe máy
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50mg - 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0.25mg đến 0.4mg/lít khí thở thì phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng; tạm giữ xe 7 ngày, tước GPLX 1 - 3 tháng.
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0.4mg/lít khí thở thì bị phạt tiền từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng, tạm giữ xe 7 ngày, tước GPLX 3 - 5 tháng.
|