|
Ông Giang chia sẻ “kinh nghiệm” thuê người khuyết tật đi bán hàng |
Chủ đổ cơm xuống đất bắt ăn
Bị bại não bẩm sinh nên sức khỏe của Trang (13 tuổi, quê Thanh Hóa) rất yếu, lại thêm việc phải dãi nắng dầm mưa cùng chủ đi bán hàng một ngày 2 cữ nên mới đây Trang đổ bệnh, phải vào bệnh viện. Biết thông tin này, chúng tôi hỏi nguyên nhân thì ông Giang (người thuê Trang) nói: “Nhà nó nghèo lắm. Lúc ở nhà chả có gì mà ăn. Đi theo vợ chồng tôi, được cho ăn suốt ngày, ăn không ngừng. Ăn nhiều quá nên bị rối loạn tiêu hóa”.
"Thậm chí có cháu nhỏ quê ở Ninh Bình bị khuyết 2 chi dưới còn bị chủ đổ cơm xuống đất bắt ăn". Ông Lê N.N khu trọ Thắng Lợi (QL51, gần TP.Bà Rịa) |
Bé Trang ở một mình trong phòng tại khu trọ Thắng Lợi (TP.Bà Rịa) |
Rất ác và cần phải lên án
Theo tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, người sáng lập Trường chuyên biệt Khai Trí (TP.HCM), người khuyết tật sức khỏe vốn đã không được như người bình thường, lại phải dãi nắng dầm mưa và hít khói bụi nhiều trên đường phố sẽ ảnh hưởng rất lớn, khiến họ nhanh chóng mất sức khỏe. “Việc cho thuê mướn người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng để kinh doanh là rất ác và cần phải bị lên án”, bác sĩ Mẫm nhấn mạnh.
|
“Chăn dắt” người khuyết tật là có thật Một lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM xác nhận việc “chăn dắt”, thuê mướn người khuyết tật là có thật và cho biết thêm: “Trong một chuyến công tác ra miền Trung, tôi và một đồng nghiệp đến tìm hiểu một số trường hợp người lang thang tại TP.HCM để đưa họ về địa phương tiếp nhận thì phát hiện thêm là cứ tới mùa hè, có những nhóm người tập hợp học sinh nghỉ hè đưa vào TP.HCM thuê chỗ ở để đi bán vé số”. Theo vị lãnh đạo này, trước đây vào các đợt lễ, tết, Sở thường phối hợp với địa phương tập trung người lang thang về các cơ sở xã hội. Tuy nhiên, theo quy định mới hiện nay thì địa phương chủ động thống kê số lượng người lang thang, căn cứ vào đó để đề xuất và Sở sẽ phối hợp rà soát chứ không chủ động làm như trước đây.
Ông nhận định: “Bằng cảm quan nhìn từ đường phố, tôi thấy tiến độ xử lý việc này hơi chậm. Yêu cầu cấp thiết hiện nay là các tỉnh thành phải kết hợp chặt chẽ với nhau để khi phát hiện vụ việc thì có cách giải quyết hợp lý. Địa phương cần đứng ra nhìn nhận và đề xuất biện pháp giúp đỡ để họ có việc làm, học tập được ở địa phương, thay đổi cuộc sống. TP.HCM sẽ phối hợp một cách chặt chẽ”.
|