|
Để thực hiện cú lặn, thợ phải quấn dây hơi, ngậm vào miệng và nhảy xuống nước |
Dọc các con sông ở miền Tây Nam Bộ có nhiều nơi mực nước sâu, dòng chảy xiết khiến tàu bè thường xuyên gặp nạn. Bên cạnh đó, nguồn thủy sản ở đây rất phong phú nên nhiều người sống ven sông dần hình thành nghề lặn sông kiếm sống.
|
Ông Tùng có gần 32 năm làm nghề lặn sông đang xuống nước |
Có cái gì cũng lặn
Những thợ lặn thường hoạt động độc lập hoặc theo nhóm. Do vậy công việc của họ đa phần giống nhau, khác chăng là trải nghiệm ở những lần lặn sâu. Trong lần theo chân một nhóm thợ lặn ở Bến Tre đi trục vớt ghe, chúng tôi mới thấy được công việc lao động tận đáy sông như thế nào.
Nhóm lặn có 5 thành viên gồm các ông Hùng, Hải, Hiếu, Luận và ông Nguyễn Thanh Dũng (52 tuổi, biệt danh Tùng lặn) làm đội trưởng.
"Phía dưới tối om, lặn xuống chỉ có lần mò thôi chứ không thấy gì. Người ta nói dưới sông có ma da, cá sấu nhưng tôi có thấy gì đâu". Ông Trần Thanh Dũng (52 tuổi, biệt danh Tùng lặn) |
Ông Tùng lớn tuổi nhất với gần 32 năm kinh nghiệm. Nhóm của ông thường lặn ở khu vực sông Hàm Luông và kéo dài đến khu vực H.Bình Đại.
Ông Tùng cho biết ông không rõ nghề lặn sông có từ khi nào, chỉ biết rằng đã có rất lâu và được truyền từ đời này sang đời khác. Ngay từ lúc nhỏ, ông đã theo cha lênh đênh lặn ngụp khắp các con sông ở Cần Thơ rồi lưu lạc về Bến Tre. Dần dần ông học được cách lặn xuống đáy sông.
Để có thể lặn sâu, phương tiện hành nghề của dân lặn rất đơn sơ, chỉ là chiếc ghe nhỏ, máy hơi và ống dây thở. Tuy nhiên, kỹ năng lặn mới là điều quan trọng nhất. Ngoài việc bơi lội giỏi, muốn lặn được sâu nhất, mỗi người thợ phải có sức vóc và độ gan lì nhất định mới có thể ở lâu dưới lòng sông.
Nghề lặn đầy vất vả và nguy hiểm |
Ông Tùng lặn (phải) có gần 32 năm làm nghề lặn sông |
Trong một lần trục vớt con tàu bị chìm |