Cuộc đời thăng trầm của một bậc thầy điệp viên Mỹ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên

Thứ sáu, 16/03/2018, 11:50
Bậc thầy điệp viên người Mỹ - Donald Nichols - chắc chắn sẽ không bao giờ nhận được sự đãi ngộ của Hollywood. Bị tàn phá nặng nề cả những năm trước, trong và sau cuộc Chiến tranh Triều Tiên, theo nhiều cách Nichols là nhân vật gây rất nhiều tranh cãi ...

Nichols (phía trước) là người khổng lồ trong số những người Hàn Quốc. “Không người Hàn nào cao hay nặng hơn ông ta”, lời một sĩ quan tình báo Hàn lên tiếng.

Thiếu sự tinh tế của George Smiley hay độ tinh quái của James Bond, Nichols đã vượt qua tất cả để trở thành một nhân vật chủ chốt trong thời kỳ làm gián điệp Triều Tiên của thời Chiến tranh lạnh.

“Hoàng đế điệp viên”

Nhưng không có kết thúc hạnh phúc cho chiến binh một thời. Sự nghiệp chết người của ông kết thúc với cả một sự hủy hoại về tâm lý. Không giống như những nhân vật tương tự trong các cuộc chiến tranh khác như Charles Gordon ở Khartoum, TE Lawrence ở Ả Rập hay Edward Lansdale ở Đông Nam Á, cho đến gần đây cái tên Nichols vẫn còn vô danh bên ngoài lịch sử tình báo Mỹ.

Câu chuyện của Nichols chỉ được nhắc đến một cách khéo léo trong cuốn tiểu thuyết “Hoàng đế điệp viên” (Pan MacMillan, 2017). Tác giả Blaine Harden, cư dân Washington, là một chuyên gia về Triều Tiên: Harden đã từng viết 2 cuốn sách về những người lính Triều Tiên đào ngũ như Shin Dong-hyuk (Trốn thoát khỏi Trại 14) và No Kum-sok (Lãnh tụ và phi công chiến đấu).

Theo quan điểm của nhà văn thì “Hoàng đế điệp viên” là một tuyệt phẩm: những cuộc chạm trán cùng những câu chuyện ít người biết đến nhất so với những tác phẩm trước đó của Blaine Harden.

Lần đầu tiên, nhà văn Blaine Harden nghe được câu chuyện về Nichols từ lính đào ngũ No Kum-sok. Trước khi đến Hàn Quốc trên chiếc máy bay chiến đấu MiG vào năm 1953, No Kum-sok rất sửng sốt khi nghe những lời rỉ tai từ một sĩ quan Mỹ về khối lượng thông tin đồ sộ của người này với vốn hiểu biết về những nhân vật bên trong Không lực Triều Tiên.

Donald Nichols mê chó. Tại căn cứ gián điệp bên ngoài thủ đô Seoul, các con chó của Nichols thường cắn các sĩ quan Không lực khác

Người nằm vùng đó là Nichols, một điệp viên tài ba mà ông Harden chỉ lờ mờ hiểu chứ không thật rõ lắm, và một hành trình tìm kiếm nhân vật này đã bắt đầu, thành nền tảng ra đời cuốn tiểu thuyết “Hoàng đế điệp viên”.

Cuốn sách của Blaine Harden xoay quanh thập niên 1940-1950 khi đó Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) mới đang có chút khởi sắc về công nghệ cao, nền dân chủ trẻ trung và ...xuất khẩu nền văn hóa Pop. Sau Đại chiến tranh thế giới thứ II (ĐCTGII), bán đảo Liên Triều bị chia cách giữa các cường quốc, nhưng Hàn Quốc cũng bị phân chia bởi ý thức hệ chết người.

Chiến đấu anh hùng

Cho đến ngày nay, không rõ những người Mỹ có đồng lõa trong các sự kiện đen tối đó không, nhưng không có câu hỏi nào có liên quan. Sự tàn bạo của những nỗ lực điệp viên và chống nổi dậy ở Hàn Quốc do Mỹ hậu thuẫn, yểm trợ và với những người như Nichols, đã trở thành chất liệu nóng sốt cho nhà văn Harden.

Trong một email phỏng vấn với tờ Asia Times, nhà văn Blaine Harden thừa nhận: “Tôi hết sức ngạc nhiên với những sự tàn bạo và độc ác trong cuộc nội chiến ở Hàn Quốc diễn ra ngay trước cả khi cuộc chiến thật sự bắt đầu vào năm 1950. Những đợt hành quyết hàng loạt và tra tấn diễn ra khắp nơi, Nichols như bị quàng ách vào cổ”.

Điệp viên Nichols sống trong thời kỳ đại suy thoái ở Florida, bỏ học thời trung học đi làm để nuôi gia đình; trong suốt thời kỳ ĐCTGII, Nichols vất vả làm giấy tờ ở Karachi. Theo quan điểm của nhà văn Blaine Harden thì tính cách của Nichols rất phù hợp cho nghề gián điệp. Nichols đã được đưa tới Hàn Quốc vào năm 1946 và ở đây suốt 11 năm – luân phiên làm nhiệm vụ nhân viên quân sự rồi đến các nhiệm vụ và khu đồn trú khác nhau.

Nichols học thành thạo tiếng Hàn – một kỳ tích hiếm hoi vào thời kỳ đó – thường nói bóng gió đối với đám sĩ quan Hàn Quốc mới ra lò, và cả chửi xéo Tổng thống Rhee. Cấp bậc và sao vạch không ngừng trao cho Nichols; thậm chí cả một đơn vị ra đời dành riêng cho ông, buổi ban đầu mang tên là Đơn vị các hoạt động đặc biệt (SAU) số 1, sau đó đổi tên thành Phi đội dịch vụ tình báo không lực 6004, và sau ĐCTGII, lại được đổi sang tên mới là Phi đội tình báo 6006. Nichols hoạt động dưới sự điều hành của Không lực Mỹ số 5.

Nhà văn Harden chỉ rõ: “Nichols đặt dưới sự giám sát của Tình báo không lực Mỹ. Nichols được tự do hành nghề và trở thành một bậc thầy tình báo nằm vùng”. Những cuộc đảo chính trong thời kỳ của Nichols thật là ngoạn mục. Nhân viên của Nichols là những người đào ngũ Bắc Triều Tiên. Ông quản lý một đơn vị mật mã chuyên phá mã từ Bắc Triều Tiên vào những ngày đầu diễn ra trận vành đai Pusan.

Trong một sứ mạng táo bạo, Nichols đã tìm cách tấn công xe tăng của Bắc Triều Tiên bằng bom napan ngay trên trời. Trong một chiến dịch ở Bắc Triều Tiên, những người lính thuộc cấp của Nichols đã giúp phục hồi những mảnh vỡ của máy bay chiến đấu MiGs bị rơi. Nichols đã xây dựng chi tiết những bức ảnh tình báo về Bắc Triều Tiên.

Bức ảnh cho thấy Tổng hành dinh quân đội Hàn Quốc ở Seoul vào năm 1949, Nichols (góc trái) cùng các sĩ quan Mỹ, Hàn

Cuốn tiểu thuyết của Harden kể về những tù binh chiến tranh Bắc Triều Tiên bị hành quyết bằng cách thả rơi khỏi các máy bay trực thăng, bao gồm một bức ảnh mà Nichols và đồng nghiệp đang kiểm tra một thủ cấp bị chặt cụt đặt trong một cái xô…

Sa ngã

Dù bản thân được tôn vinh là một bậc thầy gián điệp, nhưng sự nghiệp của Nichols đã kết thúc. Năm 1953, Nichols, khi đó với quân hàm Thiếu tá, đã vi phạm các quy định và mặc dù được Tổng thống Rhee đứng ra bảo vệ, nhưng vào năm 1957, Nichols phát bệnh tâm thần. Được đưa tới điều trị ở một bệnh viện tâm thần ở Mỹ, Nichols đã chứng kiến những màn cực hình trong điều trị: những liệu pháp “sốc” điện.

Sau này Nichols rời viện tâm thần và viết một cuốn hồi ký về những năm tháng chiến đấu ở Hàn Quốc. Ông qua đời tại một bệnh viện cựu binh ở tiểu bang Alabama vào năm 1992. Từ những năm huy hoàng của Nichols, nhà văn Harden tìm thấy được nguồn tư liệu chấn động. Ở Hàn Quốc, vài lời làm chứng đã chỉ ra rằng dù sống khá kín đáo nhưng Nichols lại là một người đồng tính. Lúc quay về quê nhà, Nichols phải đối mặt với những lời buộc tội quấy rồi tình dục các cậu bé.

Nhà văn Blaine Harden nhận định: “Những điệp viên nổi tiếng thường có mặt trái đen tối. Tôi rất “sốc” với những tư liệu mà mình sưu tập được, nhưng bên cạnh đó phải công nhận rằng Nichols là một điệp viên rất giỏi, một chuyên gia về che đậy dấu vết và tự tạo ra những vỏ bọc cho cuộc đời của mình”.

Câu hỏi hóc búa

Tác giả người Mỹ, nhà văn Blaine Harden tin rằng người Mỹ cần phải biết một bức tranh toàn cảnh về cuộc Chiến tranh Triều Tiên hơn là những lời tự thuật. Liên quan đến những chia rẽ trên bán đảo Liên Triều, nhà văn Harden phát biểu: “Hiểu sâu hơn về lịch sử, tôi nghĩ rằng, sẽ giúp nhân loại tìm ra những giải pháp về một vấn đề rất phức tạp trong ngày hôm nay”.

Trước khi nhà văn tung ra cuốn sách “Hoàng đế điệp viên”, không nhiều người trong công luận Mỹ biết Nichols là ai, chỉ biết sơ sơ rằng ông là người nằm trong tình báo của Không lực Hoa Kỳ. Nhà văn Harden khẳng định: “Trong số các sĩ quan tình báo Hàn Quốc, Nichols là một vị thần không trọn vẹn. Một vị Đại tá tình báo Hàn Quốc nói với tôi rằng có 2 người Mỹ nổi tiếng vào những ngày đầu của cuộc chiến là MacArthur và Nichols”.

Cuốn tiểu thuyết “Hoàng đế điệp viên” ra đời vào các thập niên 1940 và 1950, nhưng câu hỏi vẫn còn nóng: Liệu hiệu quả của các hành động gián điệp có hay không xuất phát từ những hành động đáng ngờ? Thế kỷ 21 đã đến, người Mỹ tung hàng loạt chiến dịch đen tối thì câu hỏi phía trên e rằng khó mà trả lời.


Theo PLVN

Các tin cũ hơn