|
Người dân Thủ Thiêm treo bản đồ gần khu vực gặp gỡ để chứng minh đất của mình nằm ngoài dự án |
"Tôi đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo Q.2 trong quá trình giải quyết vụ việc phải có những giải pháp để cuộc sống của bà con đỡ vất vả hơn. Ngoài ra, chính quyền cố gắng xử lý để người dân có chỗ ở ổn định trước Tết. Phải hành động cụ thể, đó mới là lời xin lỗi chân thành nhất". Ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng ban Tiếp dân T.Ư |
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong trò chuyện với người dân tại buổi tiếp xúc |
Người dân đề đạt yêu cầu với ông Nguyễn Hồng Điệp |
Khu đô thị mới Thủ Thiêm là một “siêu dự án” có đến gần 15.000 hộ dân thuộc diện đền bù, giải tỏa với hơn 60.000 nhân khẩu đã di dời. Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, trong 22 năm triển khai quy hoạch Thủ Thiêm (tính từ khi Thủ tướng ký Quyết định số 367 phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm vào thời điểm 4.6.1996), việc phát sinh khiếu nại, tố cáo xảy ra gần 20 năm qua, khi TP.HCM tiến hành thu hồi đất. Các khiếu nại, tố cáo phát sinh "đỉnh điểm" kéo dài từ giai đoạn 2004 đến nay, chủ yếu liên quan đến ranh quy hoạch, chính sách đền bù giải tỏa còn một số bất cập mà người dân cho là chưa thỏa đáng, vi phạm quy định pháp luật về đất đai. Liên quan đến những khiếu nại, tố cáo của người dân Thủ Thiêm, trong một thời gian dài TTCP đã có 4 báo cáo kết luận; các bộ, ngành cũng có hàng loạt văn bản đề nghị giải quyết. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã 14 lần có văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND TP.HCM giải quyết đúng pháp luật.
Tuy nhiên, cho đến ngày 7.9 vừa qua, khi TTCP ban hành thông báo kết luận số 1483, tái khẳng định nhiều sai phạm xảy ra ở Thủ Thiêm, việc khiếu nại của người dân "là có cơ sở", đồng thời kiến nghị giải quyết cụ thể nhiều nội dung, chính quyền TP.HCM mới chính thức triển khai kế hoạch "giải quyết vấn đề Thủ Thiêm" một cách có hệ thống.
|
Theo Thanh Niên