Sài Gòn nóng hầm hập đến 21h do đảo nhiệt đô thị

Thứ hai, 22/04/2019, 14:46
Sau cả ngày hứng chịu nắng nóng lên đến gần 40 độ C, người dân Sài Gòn tiếp tục vật lộn với cái nóng hầm hập vào buổi tối.

Những ngày qua, nắng nóng trải dài từ Bắc chí Nam, có nơi nhiệt độ lên trên 400C. Tại TP.HCM, nhiệt độ ban ngày có thời điểm lên tới 370C, đến tối vẫn còn oi bức.

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ thông tin nắng nóng sẽ tiếp tục mở rộng và kéo dài đến hết tuần này. Nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-380C, có nơi trên 380C như Bình Phước, Tây Ninh, riêng Đồng Nai và Bình Dương nóng trên 390C.

Người dân ra đường luôn phải mặc áo khoác, đeo khẩu trang và kính mát để đối phó với nắng nóng

Ông Lê Đình Quyết, Phó trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, cho biết hiện tượng nắng nóng tuy kéo dài từ đầu năm đến nay nhưng không bất thường. Một số đợt nóng kéo dài nhưng không quá gay gắt, nhiệt độ cao nhất đo được là 37,6 độ C ở Biên Hòa ngày 18/3.

Ban ngày nắng nóng là điều dễ hiểu nhưng đến buổi tối, trời vẫn nóng hầm hập là do hiện tượng đảo nhiệt đô thị ở khu vực nội thành. Nguyên nhân là nội thành ít cây xanh và bị bê tông hóa, nhà cửa xây dựng san sát hấp thụ nhiệt, khi mặt trời lặn thì bắt đầu tỏa nhiệt ra.

Chưa kể, khu vực này có mật độ giao thông và dân số đông, cũng làm tỏa ra một lượng nhiệt lớn.

"Cùng ở TP.HCM nhưng khu vực Nhà Bè, Cần Giờ đầu giờ tối đã thấy mát mẻ, dễ chịu hơn rồi nhưng ở trung tâm thì đến 21h có khi vẫn còn oi bức" - ông Quyết giải thích.

Khu vực nội thành bị bê tông hóa, nhiều nhà cao tầng và ít cây xanh nên buổi tối vẫn còn nóng hầm hập

Theo thống kê từ đầu năm 2019 đến nay, nhiệt độ các tỉnh Đông Nam Bộ cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,3-2,2 độ C, các tỉnh Tây Nam Bộ thì cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,3-1,7 độ C.

Tiết trời nắng nóng nhưng lại khan hiếm mưa giải nhiệt khiến người dân cảm thấy ngột ngạt. Đỉnh điểm là vào tháng 2 khi không có một cơn mưa nào, qua tháng 4 thì có khoảng 10 cơn mưa.

Theo Zing

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích