>> Búp bê ma ám và những cái chết bí ẩn
>> Anh: Phát hiện vợ trộm cắp, chồng không ngại tố cáo
>> Rơi nước mắt chứng kiến nữ sinh xinh đẹp chết từng phần
Vào một buổi chiều tại văn phòng của Eunice Owiny – chuyên viên Dự án Bảo trợ tị nạn trực thuộc Đại học Makerere – đặt tại Kampala, Uganda (Dự án nhằm giúp đỡ dân tị nạn châu Phi), một người phụ nữ đến và trình bày là mình gặp trục trặc trong hôn nhân.
“Chồng tôi không thể quan hệ được”, chị phàn nàn. “Chắc chắn là anh ấy có chuyện gì giấu tôi”.
Owiny mời người chồng vào nhưng chuyện chẳng đi đến đâu. Chỉ đến lúc chị đề nghị người vợ ra ngoài thì anh này mới bộc bạch: “Chuyện ‘ấy’ đã xảy ra với tôi”.
Đa phần các nạn nhân không trình báo bởi quá xấu hổ. |
Anh lấy từ trong túi ra một miếng băng vệ sinh cũ. “Bà Eunice”, anh ta nói. “Tôi rất đau và tôi phải dùng cái này”. Đặt miếng băng lên bàn, anh bắt đầu giãi bày tâm sự.
Trong khi chạy loạn khỏi cuộc nội chiến ở Congo, gia đình chia lìa còn anh bị quân nổi loạn bắt giữ. Những kẻ đó đã cưỡng bức anh, ba lần một ngày trong vòng 3 năm liền.
Và anh không phải là người duy nhất. Anh đã chứng kiến rất nhiều người đàn ông khác bị bắt giữ và làm nhục trước mặt mình. Có những người đã chết ngay lập tức do vết thương quá sâu.
Vì có quá ít nghiên cứu về cưỡng bức đàn ông trong chiến tranh nên không thể đưa ra kết luận nào về nguyên do cũng như mức độ phổ biến dù năm 2010 một bản điều tra đăng trên Đặc san Hiệp hội Y khoa Mỹ đã chỉ ra rằng 22% nam giới và 30% nữ giới ở Đông Congo bị bạo lực tình dục do xung đột chính trị.
Tuy nhiên, đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Trong nghiên cứu “Cưỡng bức đàn ông và nhân quyền” của Lara Stemple – Đại học California (Mỹ), bạo lực tình dục đàn ông đã trở thành một loại vũ khí trong chiến tranh hoặc xung đột tại những nước như Chile, Hi Lạp, Croatia, Iran, Cô-oét, Liên Xô và Yugoslavia cũ. 21% đàn ông Sri Lankan có mặt tại trung tâm chữa trị thương tích tra tấn London công nhận họ bị cưỡng bức trong thời gian giam giữ.
Bạo lực tình dục đàn ông đã trở thành một loại vũ khí trong chiến tranh hoặc xung đột tại những nước như Chile, Hi Lạp, Croatia, Iran, Cô-oét, Liên Xô và Yugoslavia cũ. |
Những thất bại trong việc thừa nhận bi kịch này ở nam giới đã làm vấn đề trở nên trầm trọng. Phần lớn đàn ông Tamils ở Sri Lanka bị bạo lực tình dục trong thời kì nội chiến đều không báo cáo với cơ quan chức năng vào thời điểm đó và sau này giải thích rằng họ đơn giản là quá xấu hổ.
Theo nghiên cứu của Lara Stemple, những tổ chức bảo trợ quốc tế hầu như phớt lờ vấn đề của đàn ông. Trong 4.076 tổ chức phi chính phủ thừa nhận bạo lực tình dục chỉ có 3% đề cập đến các nạn nhân nam giới ở những nghiên cứu của mình. Hiếm hoi mới thấy được đôi dòng ở phía cuối các báo cáo như: “Nam giới cũng có thể là nạn nhân cho bạo lực tình dục nhưng không có dữ liệu cũng như luận cứ nào bàn về vấn đề này”.
Năm 2010, Dự án Bảo trợ đã làm bộ phim tài liệu “Bạo lực tình dục nam giới” nhằm đánh một hồi chuông cảnh tỉnh về vấn nạn này. Tuy nhiên, bộ phim đã bị buộc ngừng lại ngay khi vừa công chiếu bởi một số thế lực tài trợ.
Có lẽ lâu nay người ta vẫn mặc nhiên cho rằng cưỡng hiếp chỉ nhằm vào phụ nữ. Thậm chí một trong những nhà tài trợ cho Dự án, Oxfam Hà Lan tuyên bố chỉ rót viện trợ nếu như 70% số tiền ấy được dùng để trợ giúp cho nữ giới.
Ngay khi biết chồng bị cưỡng bức, những người vợ hầu như đều quyết định bỏ đi. |
Đối với các nạn nhân nam giới, còn sống sau chiến tranh không phải một điều may mắn. Ở Uganda, những người còn sống sót có nguy cơ bị cảnh sát bắt giữ với tội danh “đồng tính” (có đến 38/53 quốc gia châu Phi coi đồng tính là một tội lỗi). Thêm vào đó, họ bị bạn bè xa lánh, gia đình chối bỏ.
“Ở châu Phi đàn ông không được phép yếu đuối”, chuyên viên Salome Atim của RLP cho biết, “Người đàn ông là trụ cột của gia đình. Nếu không làm được điều đó thì anh ta có vấn đề. Ngay khi biết chồng bị cưỡng bức, những người vợ hầu như đều quyết định bỏ đi bởi cho rằng anh ta không thể bảo vệ mình được nữa”.
Theo Kiến Thức