Bức xức vì bỏ 200.000đ cho con học nói..."hello" (phần II)

Thứ bảy, 04/08/2012, 10:57
Sau bài "Bỏ 200.000đ để học nói... "hello"" được đăng tải, chúng tôi tiếp tục thông tin đến bạn đọc những phân tích của chính các giáo viên về phương pháp chơi mà học, cũng những chia sẻ của các bạn nhỏ khi được tham gia hoạt động vui học đó.

>>Giọng hát Việt hát toàn tiếng Anh 
>>Học sinh lớp 2 đua lấy chứng chỉ tiếng Anh 
>>74 tuổi bán xôi…học tiếng Anh, chơi Ipad
>> Giáo viên Mỹ dạy tiếng Anh tại VN chia sẻ về Tết Việt

Chơi hơn dạy

Cháu Nguyễn Mỹ Anh (5 tuổi ở 260 Cầu Giấy, Hà Nội) học tiếng Anh với giáo viên bản ngữ hơn 1 năm nay. Ngay từ những buổi học đầu tiên, mặc dù bé còn nhút nhát, không tích cực tham gia các hoạt động trên lớp, nhưng khi về nhà nói chuyện với bố mẹ thì cháu tỏ ra rất thích học.
 
Chị Hằng, mẹ cháu Mỹ Anh chia sẻ: "Học với giáo viên nước ngoài thì không sốt ruột được. Mỗi buổi con đi học về chỉ có tờ giấy tô màu, vẽ hoặc cắt dán, hôm thì có thêm tờ học được một chữ cái. Có khi hỏi con học gì hôm nay con cũng chả biết.

Thế nhưng, vài tháng sau thì con đã rất tiến bộ, biết được rất nhiều từ liên quan đến các chủ đề xung quanh, biết nhiều bài hát, nói được nhiều câu, thậm chí là những đoạn hội thoại ngắn để giới thiệu, làm quen. Điều đáng nói là cháu mạnh dạn hơn, nói to, rõ ràng và rất tự tin". Khi được hỏi về thầy giáo Tây, cháu Mỹ Anh rất vui vẻ trả lời: "Cháu thích học tiếng Anh với thầy Tây vì đi học vui lắm, toàn được chơi".

Chương trình học của các lớp dạy tiếng Anh rất gần gũi và vui vẻ khiến
cho trẻ em dễ dàng tiếp thu và phát triển khả năng giao tiếp về ngoại ngữ cao hơn

 

Trong lớp tiếng Anh của cháu Mỹ Anh có khoảng chục bạn cùng tầm tuổi. Ngoài những lúc thầy dạy đọc, phát âm từ vựng hay cấu trúc mới là các cháu phải trật tự làm theo lời thầy, thì thời gian còn lại của cả buổi học các cháu được hòa mình trong những trò chơi, vui cười với những hoạt động sôi nổi.
 
Sau mỗi khoảng thời gian ngắn phải nghiêm túc ngồi học từ vựng mới, thầy lại cho các cháu chơi những trò chơi ghi nhớ ngay các từ vừa học, ví dụ như tìm tranh đúng với từ thầy đọc lên, sau đó lật úp các tờ tranh, rồi thầy lại đọc từ để các cháu đoán và tìm đúng những tờ tranh đã úp xuống. Hoặc thầy có thể cho hai bạn cùng nhảy lò cò đến đích là những bức tranh mà thầy yêu cầu tìm.

Cũng có khi thầy cho chơi cặp đôi thi xem ai nhanh hơn trong trò đập tay chọn tranh theo những câu thầy đọc. Có những khi thầy lại cho các cháu tự vẽ những bức tranh để làm giáo cụ cho các hoạt động vui học đó khiến các cháu rất hào hứng và thích thú.
 
Thầy Noel Gall, một giáo viên của lớp học chia sẻ: "Học tiếng Anh đối với trẻ nhỏ thì hoạt động chơi quan trọng hơn hoạt động dạy của thầy giáo. Chơi không phải là sự nô đùa, không có kỷ luật, mà các trò chơi phải được thiết kế để trẻ vừa vui nhưng cũng thông qua đó mà học. Học một cách vui vẻ, tự nhiên".
 
Các cháu được hòa mình trong những trò chơi, vui cười với những
hoạt động sôi nổi trong lớp học.

Xây dựng hứng thú học tập

Cô Nguyễn Hà Thu, Trung tâm Anh ngữ Hà Nội cho rằng, học tiếng Anh ở tuổi mẫu giáo thực chất chỉ nên coi là việc cho trẻ tiếp cận với ngôn ngữ, vừa để làm quen, vừa để xây dựng nền móng, tạo hứng thú cho việc học tập sau này. Không nên quá coi trọng chữ "học" đối với trẻ.
 
Đừng đòi hỏi ở thầy và trò phải dạy được, học được những gì sau mỗi buổi học. Cha mẹ hãy xác định đối với trẻ, việc tiếp thu ngôn ngữ là cả một quá trình, ngấm dần một cách tự nhiên. Khi tiếp xúc với giáo viên bản ngữ, trẻ sẽ học nghe, học nói một cách tự nhiên và tự tin hơn trong giao tiếp và sử dụng tiếng Anh.
 
Ngoài ra, do tập trung nhiều vào kỹ năng nghe -  nói, trẻ cũng sẽ dần luyện được ngữ âm, ngữ điệu chuẩn. Đối với trẻ nhỏ, việc học những cấu trúc ngữ pháp là chưa cần thiết. Trẻ chỉ học qua cách bắt chước thầy, đây cũng là một kỹ năng đặc biệt quan trọng trong học ngoại ngữ. Đừng lo con bạn đang học vẹt - đó là một cách tiếp cận ngôn ngữ tự nhiên và hiệu quả nhất".
 
"Giáo viên lên lớp không nhất thiết phải theo một giáo trình nhất định nào cả mà sẽ tạo sân chơi đa dạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức. Sử dụng hình ảnh, trò chơi, nhạc, họa, diễn kịch,... nói chung là các hoạt động nhằm giúp học sinh được hòa mình trong môi trường tiếng Anh một cách tự nhiên, không gượng ép".

Thầy giáo Noel Gall  (Trung tâm Anh ngữ SKC)

Theo Kienthuc

Các tin cũ hơn