Cậu bé thủ khoa và chiếc xe bó lốp

Thứ bảy, 04/08/2012, 15:31
Đó là một cậu bé theo đúng nghĩa đen dù cậu đã qua tuổi “bẻ gẫy sừng trâu” một năm vì một lẽ đơn giản: Cậu chỉ nặng vỏn vẹn 38 kg. Nhưng vóc dáng bề ngoài nhỏ bé của Lê Đức Duẩn vẫn khiến người ta phải ngước nhìn bởi cậu chính là thủ khoa (29 điểm) của một trong những trường ĐH danh giá, ĐH Dược Hà Nội.

>>Chàng thủ khoa nông dân
>>2 chàng thủ khoa chân lấm tay bùn
>>Hot girl Hà Lade đậu thủ khoa khối N3
>>Nữ thủ khoa con người đạp xích lô

Hình ảnh về cậu bé gày gò với chiếc xe đạp han rỉ, không bàn đạp, lốp mòn nhẵn thín, phải cố chằng buộc để đi học hàng ngày đã khiến không ít người không kìm được nước mắt. Giả hoặc, nếu có cứng rắn hơn thì cũng thể không xuýt xoa, sao thằng bé giỏi thế, có nghị lực thế!

Hơn 20 năm sau ngày đổi mới, chiếc xe đạp “cố vấn” của một thời gian khó, vẫn hiển hiện ở ngay giữa Thủ đô, cùng chủ nhân – cậu học trò nghèo tân thủ khoa. Nhà nghèo, chiếc xe đạp trộm không buồn lấy là tài sản đắt giá nhất càng khiến những tấm giấy khen còn nhiều hơn số quần áo của hai mẹ con sáng lấp lánh hơn.

Bố và anh trai đều mất vì bạo bệnh, hàng ngày Duẩn vẫn kẽo kẹt đến trường trên chiếc xe “cố vấn” cùng đôi dép tổ ong của người cha đã khuất. Không hiếm lần em muộn học vì chiếc xe chở chứng. Bằng chiếc xe ấy, Duẩn đã ngẩng cao đi vào lâu đài tri thức. 

Ánh mắt thương cảm của những người hàng xóm giờ được thay bằng sự tự hào “thơm lây”. Người ta không thể khoe quê mình có bao nhiêu tiền, nhưng lại sẵn sàng nói mãi về cậu trò nghèo giỏi giang bên hàng xóm.
 
Chiếc xe đạp cà tàng của Thủ khoa trường Đại học Dược - Lê Đức Duẩn.

Ngày 3.8, thêm trường ĐHBK Hà Nội công bố điểm thi, tức là có thêm một tân thủ khoa nữa. Thủ khoa ĐHBK Hà Nội năm nay cũng lại là một cậu học trò nghèo khác từ quê lúa Thái Bình, Lưu Thế Anh. Mẹ cậu bé, một người lính hải quân xuất ngũ, trở về quê làm ruộng khi đã quá lứa lỡ thì. 

Nhà nghèo nhưng không vì thế mà sự tự ti lấn át, tại sao không vào học những trường như ĐH Ngoại thương? Thế Anh rất tự tin, học giỏi thì ở trường nào cũng tốt cả, cũng đều có những cơ hội như nhau chứ không cứ phải học để kinh doanh.

Đã có những lúc, nhan nhản trên các báo điện tử là thông tin về cô người mẫu tuổi teen nổi tiếng xinh đẹp lại chụp ảnh nude, đánh người, đọc những tâm sự chửi cha mẹ như hát hay của các cô cậu học trò chỉ vì cha mẹ nghèo, không cho tiền đi chơi; hay những cô cậu học trò khác khóc rưng rức và sẵn sàng hôn mặt ghế nơi thần tượng ca nhạc của mình đặt đít trong giây lát… khiến người ta có cảm giác thất vọng về thế hệ tương lai.

Thậm chí, ngay lúc này đây thôi, khi đối diện với vô vàn những điểm 0 của kỳ thi tuyển sinh ĐH 2012 này, nhất là điểm 0 môn lịch sử không ít người đã thở dài, e ngại về một thế hệ mất gốc, một thế hệ rỗng ruột.
 
Những tiếng thở dài ấy đã nhanh chóng tạm bị khỏa lấp bởi những tấm gương trò nghèo hiếu học.

Những tưởng trong thời buổi kinh tế thị trường, sự đa cam sẽ bớt đi, nhưng không, người ta vẫn dưng dưng như thường khi xem, đọc về những tấm gương ấy. Và người ta vẫn thấy cuộc sống vẫn thật có ý nghĩa, vẫn đầy sự kỳ diệu và khát vọng.  

Và không ít ông bố bà mẹ vừa xuýt xoa khen con người lại chợt thở dài khi ngoảnh lại con mình. Tại sao trong hàng chục thủ khoa năm nay và cả các năm trước, phần lớn là những học sinh nghèo nông thôn, hiếm hoi lắm mới có một thủ khoa nhà con nhà giàu? 

 

Theo Tienphong

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích