Bác sĩ chủ quan, bệnh nhân... lãnh đủ

Thứ hai, 06/08/2012, 16:22
Cuối tuần qua, một bệnh nhân nữ  25 tuổi (sống ở Hà Nội) đã phải vào điều trị tại Trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện (BV) Bạch Mai trong tình trạng tổn thương da với các ban đỏ ở ngực, chân, tay.

>>Chỉ khiển trách bác sĩ siêu âm song thai sinh một 
>>Camera bắt quả tang bác sĩ hiếp dâm bệnh nhân hôn mê 
>>Bác sĩ kê toa ăn chia hoa hồng
>>Clip: Tận mặt bác sĩ đồ tể Trung Quốc

Ba tháng trước nhập viện, bệnh nhân được chẩn đoán lao hạch tại BV lao và bệnh phổi TƯ. Khi đó bác sĩ (BS) kê đơn sử dụng 5 loại thuốc chống lao.
 
Sau một tuần uống thuốc theo đơn, bệnh nhân nổi ban đỏ ở ngực và chân. Khi bệnh nhân thông báo về hiện tượng này, BS điều trị vẫn yêu cầu bệnh nhân uống tiếp đơn thuốc.
 
Sau một tháng điều trị, biểu hiện dị ứng nặng hơn, các ban đỏ lan rộng. Lúc này BS điều trị quyết định ngưng sử dụng đơn thuốc và chuyển đến Trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai
 
Theo BS Bùi Văn Khánh, Trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng, sau khi xét nghiệm và thử test kích thích, bệnh nhân nữ được xác định dị ứng với thuốc Isoniazid.
 
Vì không có thuốc thay thế cho Isoniazid, các BS tại Trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng đã thực hiện điều trị giảm mẫn cảm cho bệnh nhân, cho phép bệnh nhân có thể tiếp tục điều trị Isoniazid. Nghĩa là bệnh nhân từ chỗ dị ứng không dung nạp Isoniazid có thể tiếp tục sử dụng thuốc đó.
 
 
Bệnh nhân dị ứng thuốc 
 
 
Theo BS Khánh, thuốc điều  trị lao là chiếm tỷ lệ khá cao trong số thuốc gây dị ứng. Do đó, bệnh nhân khi có biểu hiện: nổi mày đay, ban, ngứa, sốt trong quá trình uống thuốc trị lao nên thông báo với BS điều trị. Bệnh nhân ngay lập tức được sự hỗ trợ, tư vấn của BS dị ứng.
 
Trước đó, một bệnh nhân nữa khác (ở Hải Dương) cũng nhập viện sau khoảng 2 tháng sử dụng thuốc điều trị lao cột sống. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng hai chân phù, toàn bộ da đã đổi màu thâm tái bong tróc từng mảng.
 
BS Bùi Văn Khánh cho biết, một số bệnh nhân lao sau khi có phản ứng nhẹ với thuốc điều trị lao trong thời gian đầu uống thuốc sẽ dần "thích nghi" dung nạp được và giảm dần các hiện tượng dị ứng.
 
Tuy nhiên, nhiều trường hợp tình trạng dị ứng lại diễn biến nặng lên, thậm chí có thể gây nguy hiểm với sự xuất hiện hội chứng Lyell.
 
Theo các BS, hội chứng Lyell là tập hợp những triệu chứng da và nội tạng rất nặng. Bệnh thường bắt đầu trước tiên ở niêm mạc, nhất là niêm mạc mắt, mũi, miệng. Thương tổn da là những hồng ban, bọng nước, những đám da bị xé rách, bị lột trông giống như bỏng lửa. Hội chứng Lyell với thương tổn không dừng lại các thương tổn ở hốc tự nhiên mà tiến triển lan tỏa khắp người với da bị bóc tách ra.
 
Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, lên đến 25-100% do điều trị không hiệu quả ngay từ đầu. Thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây hội chứng này, chiếm khoảng 70% các trường hợp.
 
Theo Thanhnien

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích