“Cát tặc” Sông Lô được “chống lưng”?

Thứ bảy, 22/12/2012, 12:40
Trước việc các nhóm xã hội đen ngang nhiên bảo kê cho “cát tặc” hoành hành trong một thời gian dài mà không bị dẹp bỏ tại dọc tuyến sông Lô (Vĩnh Phúc), nhiều người dân hoài nghi có sự “chống lưng” cho những hoạt động phi pháp..
 
Ông Hoàng Văn Vượng - Chủ tịch UBND xã Bạch Lưu .

Nhằm lập lại trật tự trên dọc tuyến sông Lô, Bộ Công an đã lập đoàn liên ngành để kiểm tra đồng thời giao Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45) cùng các đơn vị nghiệp vụ xác lập chuyên án 912CT điều tra xử lý kiên quyết các vụ phạm pháp hình sự xảy ra tại đây.

Đúng 3 giờ sáng 21.11, các trinh sát bí mật phục kích và bắt quả tang 2 tàu cuốc vào khai thác trái phép cát sỏi tại bãi Soi Đình, phát hiện 27 đối tượng đang tham gia khai thác, thu giữ 1 khẩu súng, hàng chục dao, kiếm mà các đối tượng tàng trữ trên tàu.

Tình trạng khai thác cát ồ ạt xâm hại nguồn tài nguyên của Nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương diễn ra trong một thời gian dài nhưng cả hệ thống chính trị từ cấp xã đến tỉnh Vĩnh Phúc không có biện pháp hữu hiệu nào để dẹp bỏ, khiến nhiều người dân đặt vấn đề có nhóm lợi ích đang “chống lưng”, bảo kê cho những hoạt động phi pháp này.

Được biết, sau khi Bộ Công an phá chuyên án “cát tặc”, một số cán bộ Công an huyện Sông Lô đã bị tạm đình chỉ công tác để điều tra. Tại sao địa phương không xử lý được “cát tặc” mà phải nhờ sự can thiệp của Bộ Công an? Ông Hoàng Văn Vượng - Phó Chủ tịch UBND xã Bạch Lưu khuyên phóng viên nên hỏi cấp cao hơn vì đây là vấn đề tế nhị, thẩm quyền cấp xã nhỏ và cũng đã làm hết trách nhiệm.

Lên UBND huyện Sông Lô để tìm lời giải, phóng viên được ông Dương Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện giải thích: “Chúng tôi đã làm hết khả năng nhưng hiệu quả mang lại chưa như ý. Nhiều vụ cần phải có sự can thiệp của cấp tỉnh, thậm chí là T.Ư như vừa rồi mới xong”.

 
 Nhiều tàu chở cát trái phép ngang nhiên chạy dọc tuyến sông Lô.

Sau khi một loạt “cát tặc” bị C45 tóm gọn, một số mỏ cát có giấy phép khai thác tại đây từng bị các “cát tặc” chiếm, được trả lại chủ cũ. Nhưng, khi các doanh nghiệp hoạt động trở lại thì liên tục bị chính quyền và công an địa phương “hỏi thăm”, gây áp lực.

“Liên tiếp từ cuối giờ chiều ngày 1.12 đến 23 giờ ngày 2.12, một số cán bộ Công an tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Sông Lô có hành vi mời và tạm giữ cán bộ công ty chúng tôi trái pháp luật. Đây chính là những người trực tiếp làm đơn tố cáo các tổ chức “xã hội đen” chiếm đoạt mỏ cát.

Trong khi đó, 6 tháng trước, khi nhóm đối tượng này dùng vũ lực chiếm mỏ, chúng tôi gửi đơn kêu cứu thì lại chẳng có ai can thiệp” - lãnh đạo một doanh nghiệp được phép khai thác cát trên địa bàn huyện Sông Lô than thở.

Sau khi một loạt “cát tặc” bị C45 tóm gọn, một số mỏ cát có giấy phép khai thác tại đây từng bị các “cát tặc” chiếm, được trả lại chủ cũ. Nhưng, khi các doanh nghiệp hoạt động trở lại thì liên tục bị chính quyền và công an địa phương “hỏi thăm”, gây áp lực.

Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Lô Dương Văn Sơn thì cho rằng: "việc này thuộc về trách nhiệm của cơ quan bảo vệ pháp luật. “Chúng tôi không có chỉ đạo cấm hay gây áp lực các đơn vị được cấp phép hoạt động khai thác cát hợp pháp” - ông Sơn khẳng định.

Còn thượng tá Nguyễn Trần Hanh - Trưởng Công an huyện Sông Lô - giải thích: Sau chuyên án của Bộ Công an, để đảm bảo an ninh tại khu vực này, Công an tỉnh Phú Thọ đã phải cử hẳn tổ công tác về cắm chốt bảo vệ dọc tuyến sông.

“Công an có mặt ở đấy là để đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp hoạt động chứ có phải làm khó cho dân đâu. Chúng tôi mời cán bộ của doanh nghiệp lên làm việc vì đơn vị này liên quan đến việc bán hàng nhưng không xuất hóa đơn, không chấp hành nghĩa vụ thuế...” - thượng tá Hanh khẳng định.

                                                                                                                                                    Theo Danviet

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích