Trật tự thế giới thời hậu Mỹ

Thứ hai, 07/01/2013, 15:01
Theo báo "Le Monde" (Pháp), Hội đồng tình báo Quốc gia Mỹ vừa công bố Báo cáo đánh giá tình hình thế giới định kỳ 5 năm một lần, mang tên "Những xu hướng toàn cầu đến 2030".
4 yếu tố và 3 kịch bản
 
Theo Báo cáo của Hội đồng tình báo Quốc gia Mỹ, những tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ đang làm thay đổi căn bản quan hệ quốc tế hiện nay, từ việc phổ biến các sản phẩm biến đổi gen đến máy in 3 chiều, từ việc nâng cao chức năng não đến việc nhân bản con người. Báo cáo cho rằng, đến 2030 gần như chắc chắn, các vấn đề sau đây sẽ tác động đến cấu trúc của trật tự thế giới: (1) sự giải phóng cá nhân; (2) sự phát triển dân số; (3) sự phân bố lại sức mạnh giữa các quốc gia; (3) an ninh năng lượng; (4) vấn đề nước và lương thực thực phẩm. 

Cũng theo Báo cáo của Hội đồng tình báo Quốc gia Mỹ, tác động của 4 yếu tố này còn phụ thuộc vào các tham số khác như vấn đề kinh tế và quản trị toàn cầu, các cuộc xung đột vũ trang, công nghệ, đặc biệt là vai trò của nước Mỹ. 

Báo cáo của Hội đồng tình báo Quốc gia Mỹ đưa ra 3 kịch bản cho năm 2030. Kịch bản 1: Trật tự thế giới  sẽ quay trở lại với thế kỷ XX. Kịch bản 2: Trật tự thế giới sẽ dựa trên sự hợp tác nhiều hơn giữa các quốc gia. Kịch bản 3: Trật tự thế giới đa cực vô cực, vô định hoặc hỗn loạn. 

Theo các tác giả bản Báo cáo, thật đáng bi quan là kịch bản 3 sẽ có nhiều khả năng xảy ra nhất. Sự tăng trưởng kinh tế không đồng đều sẽ làm phân chia lại sức mạnh giữa cácc quốc gia. Phương Tây sẽ tiếp tục yếu đi, nhường chỗ cho châu Á, trong khi đó sự bất định của thị trường và thay đổi khí hậu sẽ đe doạ sự ổn định toàn cầu.
 
Trong một thế giới "tan vỡ" như vậy, việc thiếu vắng ý chí chính trị để giải quyết các vấn đề trên thế giới sẽ làm cho các tổ chức quốc tế bị đẩy ra ngoài lề và sẽ làm tăng nguy cơ xung đột giữa các quốc gia. Tuy có thể tránh được các cuộc chiến tranh lớn, thí dụ cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ hay cuộc xung đột giữa Mỹ và Nga, nhưng thế giới vẫn có nguy cơ đứng bên bờ của vực thẳm của sự "tan vỡ".

Phương Tây sẽ tiếp tục yếu đi nhường chỗ cho châu Á. 
 
Kỷ nguyên hậu Mỹ

Kịch bản trật tự thế giới dựa trên sự hợp tác nhiều hơn giữa các quốc gia, trước hết là giữa Mỹ và Trung Quốc, là kịch bản mà theo đó thế giới "hợp tác" được miêu tả là một thế giới bác ái, "thế giới hài hòa" do 2 cường quốc thế giới là Mỹ và Trung Quốc dẫn dắt, hay còn gọi là Nhóm G-2, sẽ dẫn đến một "thời đại vàng son" cho quan hệ quốc tế. Đây là kịch bản duy nhất có tính lạc quan cho năm 2030, nhưng lại được các chuyên gia đánh giá là phi thực tế và ảo tưởng. 

Kịch bản thế giới "hợp tác" dựa trên Nhóm G-2  đã từng được hai "giáo trưởng" của nền chính trị Mỹ là Zbignew Bzrezinski và Henry Kissinger đề xuất và cố vấn cho Nhà Trắng, nhưng đã bị phía Trung Quốc từ chối với lý do mà Bắc Kinh đưa ra là Trung Quốc hiện vẫn chỉ mới là "quốc gia đang phát triển", chưa thể "bằng vai phải lứa" với Mỹ, nên không thể hình thành Nhóm G-2. 

Nhưng thực chất, Trung Quốc hy vọng đến một lúc nào đó họ sẽ thay thế Mỹ đóng vai trò "lãnh đạo thế giới" trong kỷ nguyên "hậu Mỹ" mà nhiều chuyên gia dự báo sẽ tới vào khoảng năm 2030, khi Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế số 1 thế giới. Còn đồng nhân dân tệ sẽ trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế giống như đồng đô la hiện nay. Trung Quốc cũng đã từng có chiến lược quốc tế hóa đồng nhân dân tệ theo 3 giai đoạn, theo đó, khoảng sau năm 2030, đồng tiền của Trung Quốc sẽ được sử dụng ở tất cả các nước trên thế giới.
 
Theo Kienthuc

Các tin cũ hơn