Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Vũ Hồng Khanh vừa ký quyết định đào tạo thí điểm 500 công chức nguồn làm việc tại xã phường, thị trấn giai đoạn 2013-2014 để thay thế đội ngũ sắp về hưu.
Nhiều tỉnh, thành phố không tuyển bằng tại chức |
Theo đó, diện được lựa chọn là sinh viên tốt nghiệp đại học, học viện công lập, hệ chính quy loại khá trở lên. Chỉ tiêu đào tạo cụ thể theo 5 chức danh gồm: 98 chỉ tiêu Văn phòng - Thống kê; 146 chỉ tiêu Tư pháp - Hộ tịch; 85 chỉ tiêu Địa chính - Xây dựng; 137 chỉ tiêu Văn hóa - Xã hội; 34 chỉ tiêu Tài chính - Kế toán.
Yêu cầu chung đối với các học viên phải có hộ khẩu thường trú Hà Nội, nếu không phải có bằng tốt nghiệp đại học công lập hệ chính quy loại giỏi. Trình độ ngoại ngữ B trở lên. Tuổi đời không quá 27 đối với tốt nghiệp đại học. Đối với thạc sĩ, tiến sĩ tuổi không quá 30-35, bằng đào tạo hệ chính quy.
Ngày 7/12, trước những ý kiến của đại biểu HĐND thành phố về chất lượng, hiệu quả trong công việc của một bộ phận công chức Thủ đô hiện nay, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng cho rằng có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân từ “tồn tại của lịch sử”.
Giám đốc Sở Nội vụ “tiết lộ”, Hà Nội đang có ý định đào tạo nguồn công chức tương lai, trong đó thí sinh đầu vào phải tốt nghiệp đại học chính quy. Sau khi được tuyển, các học viên sẽ được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, kỹ năng xử lý tình huống trong 18 – 24 tháng, rồi đưa về các xã phường, làm việc. “Sau 5 năm, họ sẽ là nguồn bổ sung có chất lượng thay thế những công chức nghỉ hưu”, Giám đốc Sở Nội vụ nói.
Cũng giống Hà Nội, nhiều tỉnh thành dù chính thức, hay không chính thức công bố cũng đang quay lưng với hệ tại chức.
Năm 2012, phải kể đến là một số địa phương như Hà Nam, Nam Định, Hà Nội, Quảng Bình, Quảng Nam đã “nói không” với những người tốt nghiệp đại học tại chức, liên thông.
Gần đây nhất vào 28/9, thông báo tuyển dụng giáo viên của Sở GD-ĐT Thái Nguyên cũng quay lưng lại với hệ tại chức.
Cuối tháng 7/2012, Sở GD-ĐT Phú Thọ có thông báo tuyển viên chức năm 2012 nêu rõ yêu cầu người dự tuyển viên chức giáo viên: “Tốt nghiệp hệ chính quy tập trung (không bao gồm chính quy liên thông) đại học sư phạm, khoa sư phạm của các trường đại học.
TP.HCM tuy không quy định bằng văn bản nhưng Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: khi tuyển giáo viên cho năm học 2012-2013, các ứng viên tốt nghiệp hệ tại chức sẽ bị chấm thang điểm thấp.
Trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ Nội Vụ, ông Trần Anh Tuấn khẳng định không có sự phân biệt giữa bằng tại chức hay chính quy khi thi tuyển công chức.
Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Nội vụ Nguyễn Xuân Bình cho hay: Quy định hiện hành về công chức sẽ được thực hiện đồng bộ trong cả nước.
Luật Công chức không cấm tuyển dụng công chức hệ tại chức, Luật Giáo dục cũng không phân biệt giá trị các loại hình bằng cấp cho nên cần thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Làm sang trọng với mục tiêu 100% tiến sĩ Nưm 2009, Hà Nội đã đề ra kế hoạch thực hiện chiến lược cán bộ, công chức của Hà Nội, trong đó đặt ra mục tiêu phấn đấu 100% cán bộ Thành ủy quản đạt trình độ tiến sĩ đã được lãnh đạo thành phố kí ngày 24/8/2009, nhưng sau đó đã “hoãn” triển khai do phải “xem xét, tính toán lại”. Phó Giám đốc sở Nội vụ, Lê Quốc Cường khẳng định, hiện tại cán bộ do Thành uỷ Hà Nội quản đã có trên 30% là tiến sĩ, thạc sĩ nên việc đạt 50% tiến sĩ vào năm 2020 là hoàn toàn khả thi. |
Theo Baodatviet