"Kén rể" là một lễ hội độc đáo ở làng Ðường Yên (xã Xuân Nộn, Ðông Anh, Hà Nội). Theo truyền thuyết, khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa thì ở làng Ðường Yên có bà Lê Hoa (còn gọi là Ả Lự) tuổi 17-18 tình nguyện đi theo hai bà đánh giặc. Nữ tướng Lê Hoa chiêu mộ quân sĩ khắp nơi về Ðường Yên làm lễ khao quân vào ngày 25 tháng Chạp.
Đức thánh bà vào đình vinh qui bái tổ và ra mắt nhân dân.
Màn đấu kiếm thể hiện rõ tinh thần thượng võ
Múa "Cởi giáp vú mo". Tương truyền, bà Lê Hoa đã sáng tạo ra việc dùng mo cau làm áo giáp. Thắng trận trở về, áo giáp được cởi bỏ để bắt tay vào nghiệp nông.
Người được chọn đóng vai Lê Hoa phải là người có tài sắc vẹn toàn và chưa lập gia đình
Hai ứng cử viên tài giỏi nhất sẽ được chọn vào chung kết bắt đầu tranh tài.
Các ứng viên thi cày trước sự chứng kiến của đức bà và dân làng để chứng minh tài canh nông
Thi "chọc chó" bằng thân cây giềng. Chó của ứng viên chú rể nào kêu to hơn sẽ được điểm.
Thi “câu ếch”
Phần thi hấp dẫn nhất “thi bắt trạch trong chum”.
Bên cạnh các chàng trai xuất hiện hai “giai nhân” chọc ghẹo gây khó khăn cho các chàng rể khi bắt trạch.
Các “giai nhân” điệu đà và không ngừng chọc ghẹo chú rể.
Dân làng được những trận cười sảng khoái
Kết thúc lễ hội người thắng cuộc sẽ được ban tặng áo, mũ, hài và sánh vai cùng nữ tướng làm lễ cáo yết trời đất, tổ tiên.
Du khách đến hội còn được xem nhiều trò chơi dân gian được lưu giữ và nghe hát quan họ. |
Sau khi Hai Bà Trưng thắng trận và lên ngôi vua, đã phong tước cho bà Lê Hoa là "Nữ sử anh phong", "Tuệ tĩnh phu nhân".
Ðất nước thanh bình, bà Lê Hoa vinh quy bái tổ về làng Ðường Yên. Vì là nữ tướng nên khi nước nhà không còn khói lửa đao binh thì phải làm tròn bổn phận của người con gái là đi lấy chồng. Nhưng phải tìm cho bà một phu quân thật sự xứng đáng, và lễ hội kén rể ra đời từ đó.
Theo Infonet