Đại biểu "xinh nhất Quốc hội" nói gì về tâm thư?

Thứ tư, 25/09/2013, 15:10
Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Hương Sen, người mệnh danh là "bà Nghị xinh nhất Quốc hội" bình luận gì về tâm thư của thạc sỹ Văn Minh?

Cho rằng chất lượng nhân lực ngành kém là do việc mở ngành không có sự giám sát của mình, Bộ Y tế đã gửi công văn đề nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo xem xét chỉ đạo việc giao chỉ tiêu đào tạo nhân lực y tế cho các cơ sở đào tạo.

Liên quan tới vụ việc này, Thạc sỹ Văn Minh đã viết thư gửi Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Hương Sen (Đoàn đại biểu Hải Dương) bày tỏ mong muốn nữ Đại biểu sẽ vào cuộc đại diện cho các cử tri.

Vu Thi Huong Sen

Không lâu sau khi xuất hiện bức thư trên, PV đã có cuộc trò chuyện với nữ đại biểu Quốc hội xinh đẹp này.

Bà đã nhận được tâm thư của thạc sỹ Văn Minh chưa và bà có bình luận gì về nội dung bức thư này?

Bức tâm thư đó không được đăng tải trên các báo mình hay đọc. Đến chiều nay, nghe bạn thông tin mình mới đọc các bài báo ấy.

Trước mắt, có thể thấy nội dung thạc sỹ Văn Minh đưa ra có nhiều vấn đề khá nhạy cảm và lớn nên tôi chưa thể đưa ra bình luận ngay. Tôi cần thêm thời gian để tìm hiểu các thông tin cần thiết trước khi đưa ra quan điểm của mình sao cho phù hợp, đúng với vai trò của mình và để cử tri thấy họ đã không chọn lầm người để đặt niềm tin.

Bà đã chuẩn bị gì cho kỳ họp Quốc hội tới đây?

Do chưa tiếp xúc cử tri nên ở thời điểm hiện tại, tôi chưa thể tiết lộ nhiều. Nhưng tới đây, một trong những vấn đề tôi sẽ đề cập tới là Luật bảo hiểm y tế. Tôi đang tìm hiểu về các dự thảo liên quan tới luật này - lĩnh vực tôi đang công tác và ảnh hưởng trực tiếp tới những người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Họ trông chờ vào thẻ bảo hiểm y tế khi tới khám chữa bệnh. Đó là vấn đề tôi rất quan tâm và sẽ ưu tiên hàng đầu trong kỳ họp tới. Hiện tôi chưa thể chia sẻ nhiều về vấn đề này do mọi thông tin tôi nhận được mới chỉ là dự thảo và buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp này cũng chưa diễn ra nên tôi chưa thu thập được nhiều ý kiến đóng góp, tâm tư nguyện vọng của các cử tri.

Theo dự thảo Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi, lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh thường được nghỉ việc 5 ngày, vợ sinh mổ được nghỉ 7 ngày. Bà có đồng tình với đề xuất trên hay không? Vì sao?

Bất kỳ phụ nữ nào khi sinh nở đều trải qua một thời kỳ hết sức vất vả, khó khăn. Trong những ngày đầu sau sinh, họ rất cần sự quan tâm. Nếu người chồng được nghỉ như vậy rất tốt, họ sẽ có thời gian chăm sóc, động viên tinh thần người vợ.

Ngoài việc chăm sóc về dinh dưỡng, yếu tố tinh thần rất quan trọng. Tôi thấy đó là đề xuất hay. Nhưng còn phải xét tới các yếu tố khác nữa như bảo hiểm cho người chồng trong thời gian nghỉ chăm vợ, cần có sự tính toán thêm và cần nhiều chuyên gia phân tích, đánh giá.

Còn xét về ý kiến chủ quan, đứng ở góc độ một phụ nữ với thiên chức làm mẹ, tôi thấy đề xuất trên rất hay, nhưng bên cạnh đó còn phải xem xét các yếu tố khác sao cho cái lợi đó không ảnh hưởng tới các cái lợi khác, chứ không chỉ vì một cái lợi cá nhân mà có thể bỏ qua tất cả.

Vu Thi Huong Sen

Cho rằng chất lượng nhân lực ngành kém là do việc mở ngành không có sự giám sát của mình, Bộ Y tế đã gửi công văn đề nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo xem xét chỉ đạo việc giao chỉ tiêu đào tạo nhân lực y tế cho các cơ sở đào tạo.

Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo đang có những bất đồng xung quanh việc đào tạo nhân lực y tế cho các cơ sở. Bà có bình luận gì về vụ việc này?

Câu hỏi này của bạn cũng là một trong những nội dung nằm trong tâm thư của thạc sỹ Văn Minh. Như tôi đã nói từ đầu, những vấn đề này tôi cần thêm thời gian để xem xét, xác minh bởi tâm thư đưa ra một vài nghị định, quy định đã được ban hành từ cách đây rất lâu rồi.

Tôi còn phải tìm hiểu về nội dung các nghị định, quy định đó, sau đó nhờ tham mưu để có hướng tiếp cận chúng rõ ràng.

Vừa qua nhiều sinh viên đạt 9 điểm/môn vẫn trượt Đại học Y Hà Nội. Bà có bình luận gì trước thực tế này?

Thực ra đã đạt được 3 điểm 9 khi thi đại học chứng tỏ các em ấy là những học sinh rất giỏi, có năng lực. Đã là sinh viên ngành y tế, bạn phải nắm chắc các kiến thức một cách chuyên sâu. Và càng học giỏi tới mức xuất sắc thì học ngành y mới có hiệu quả.

Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn còn phải chú trọng tới vấn đề đạo đức nữa. Tôi thấy những em đó bị đánh trượt thì rất là đáng tiếc. Tuy nhiên, không thể nào trách ai được. Khi chúng ta ở ngưỡng tốt nghiệp lớp 12 và chọn các trường đại học để thi vào, chúng ta buộc phải cân nhắc trong việc lựa chọn trường.

Khi một văn bản luật được ban hành, bao giờ người ta cũng áp dụng cho toàn xã hội chứ không dành cho một đối tượng đặc biệt nào. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có thể sẽ phát sinh một số vấn đề. Chúng ta cần dựa vào thực tế để cân nhắc áp dụng sao cho phù hợp.

“Hóa giải” tranh cãi này như thế nào, tôi nghĩ tôi cần đọc thêm rất nhiều tài liệu thì mới có đủ tự tin trả lời báo chí và cử tri.

Từ ngày được mệnh danh là “Bà Nghị xinh đẹp nhất Quốc hội”, cuộc sống của bà có gì thay đổi so với trước không?

Từ trước đó tới giờ cuộc sống của tôi không có nhiều xáo trộn. Rất may mắn, trở thành đại biểu Quốc hội, mình được các đồng nghiệp, lãnh đạo bệnh viện và gia đình rất ủng hộ, tạo điều kiện. Cử tri thường liên hệ qua văn phòng đoàn để phản ánh tâm tư, nguyện vọng chứ chưa có ai gặp trực tiếp để giãi bày tâm sự.

Ở độ tuổi này, bà có thấy vai trò đại biểu Quốc hội khá nặng nề so với sức mình không?

Có chứ. Ngay cả những bác đã có thời gian công tác lâu với bề dày kinh nghiệm sống còn cảm thấy khá nặng trước vai trò, vị trí đại biểu Quốc hội huống chi mình mới chỉ là một bác sỹ trẻ, mới ra trường, tuổi đời, kinh nghiệm sống chưa nhiều.

Vai trò đó đòi hỏi mình phải hết sức cố gắng để hoàn thành. Mình chỉ bàn tới hoàn thành chứ chưa dám nói tới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Xin cảm ơn bà!

Theo Xahoi

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích