Bên cạnh đó, các chuyến bay của Malaysia được nhiều hành khách chụp ảnh lại với tình trạng bay gần như không có hành khách. Đây là các vấn đề lớn đang xảy ra với Malaysia Airlines (MAS) tiếp sau hai thảm họa MH370 và MH17.
Reuters ngày 26/8 trích đưa, MAS có thể sa thải hơn 20.000 nhân viên tức là ¼ số lao động đang làm việc của hãng này để phục vụ tái cơ cấu, trong đó dự định có cắt giảm số chặng bay quốc tế. Đây là quyết định cải tổ chưa từng thấy sau nhiều thời gian trì hoãn của hãng suốt gần nửa thập kỷ lâm vào thua lỗ triền miên.
Mọi quyết định liên quan đến số phận của Malaysia Airlines sẽ chính thức được thông qua vào ngày 28/8 |
Bên cạnh thông tin sa thải nhân viên, việc máy bay MAS trống khách ở nhiều chặng bay quốc tế, đặc biệt là đến Trung Quốc đã được hành khách ghi lại. Mặc dù chưa có phản hồi gì từ MAS, tuy nhiên trong cuối tháng 7/2014 các cổ đông chính của MAS cũng tuyên bố lo ngại về tình trạng máy bay trống khách ảnh hưởng lớn đến doanh thu, chi phí duy trì bay và tuyến bay.
Phát biểu trên Reuters ngày hôm 26/8 Nik Huslan – cựu phi công trưởng của cho biết: “MAS đang gặp phải hai vấn đề về hình ảnh thương hiệu và sự phản đối của các nhân viên”. Đây là thực tế bởi rất nhiều kế hoạch kêu gọi cải tổ đội ngũ cấp cao của MAS sau nhiều năm thua lỗ và kinh doanh kém hiệu quả đã bị công đoàn phản đối quyết liệt. Cũng theo Reuters, tình trạng thua lỗ gần nửa thập kỷ cộng với hai thảm họa liên tiếp đã là đòn giáng mạnh vào sức đề kháng của MAS dù có Quỹ đầu tư chính phủ hậu thuẫn.
Hãng hàng không 42 tuổi này (2014 – 1972) từng là hãng hàng không phát triển nhanh nhất và uy tín nhất trong khu vực từ năm 1990. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây nó đã dần tụt lại phía sau các đối thủ như Singapore Airlines và sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của hãng hàng không giá rẻ AirAsia.
Giám đốc điều hành MAS cho biết: Hai bi kịch liên tiếp như lời cảnh tỉnh cho các nhân viên, các ông chủ động đoàn “ngoan cố”. Thay đổi mới là con đường duy nhất để hãng hàng không 42 nếu muốn tồn tại.
Hiện Quỹ đầu tư Chính phủ Khazanah đang nắm giữ hơn 69% cổ phần tại MAS. Ngày 8/8, Quỹ này yêu cầu ngừng giao dịch cổ phiếu để tiến hành mua lại hơn 31% cổ phần còn lại của MAS với giá khoảng 436 triệu USD. Động thái này cho thấy, Khazanah đang cận kề với chiến lược quốc hữu hóa hoàn toàn MAS. Hành động này phá tan nghi ngờ về kế hoạch tư nhân hãng hàng không quốc gia trước đó, đồng thời tạo điều kiện cho dự định đổi tên thương hiệu và cắt giảm chặng bay trong thời gian tới.
Khazanah Nasional Bhd hiện có tài chính khoảng 29 tỷ USD (giá trị ròng năm 2012) và có cổ phần ở 50 công ty, tập đoàn lớn ở Malaysia. Dự kiến, Thủ tướng Malaysia Najib Razak, Chủ tịch quỹ Khazanah, sẽ là người ký quyết định tái cơ cấu Malaysia Airlines. Đây được xem là một quyết định mang tính nhạy cảm về mặt chính trị ở nước này.
Theo Dân Trí