Châu Âu đối mặt với hỗn loạn năm 2012 ?

Thứ tư, 21/12/2011, 00:43
SaigonNews - Nếu các nước khu vực châu Âu tiếp tục theo đuổi chính sách sai lầm, các phong trào xã hội sẽ tăng cao và EU phải đối diện với nguy cơ tan vỡ.



 

Năm 2011 đã bước vào những ngày cuối cùng, công bằng mà nói, đây là một năm cực kỳ tồi tệ của Liên minh châu Âu. Cuộc khủng hoảng khu vực đã không ngừng lây lan sâu rộng vào tận cốt lõi, trong khi các gói giải cứu chính trị và tài chính là quá ít và muộn màng. Trong những tháng cuối năm, các nhà lãnh đạo EU lại chỉ loay hoay để tìm cách thống nhất các hiệp ước mới nhằm khôi phục niềm tin hơn là tạo ra bước đột phá cho thị trường.

Những động thái của liên minh châu Âu không chỉ ít khi được thực hiện mà còn chứa đựng những sai lầm, trong đó bao gồm cả chính sách thắt lưng buộc bụng được tiến hành đồng thời trên khắp châu Âu và tạo ra cái gọi là “phanh nợ” của khu vực. Hay có thể nói đó là một “hiến pháp của khuôn khổ không ổn định”. Hội nghị thượng đỉnh cuối cùng của năm cũng chỉ mang lại những rạn nứt chính trị lớn hơn. Việc Chính phủ Anh không đồng ý với quyết định thay đổi hiệp ước đã khiến EU chịu sự chia rẽ sâu sắc và bị cuốn vào cuộc chiến ngớ ngẩn của những tin tức.

Tại Đức hằng năm luôn có phiếu bầu dành cho Unwort des Jahres (“cụm từ nổi tiếng nhất của năm”) và chắc chắn đối với cả châu Âu thì cụm từ được yêu thích nhất của năm chính là “Lợi ích quốc gia”. Dù muốn hay không thì vẫn phải thừa nhận rằng Anh đã và đang cố gắng bảo vệ “lợi ích quốc gia” của mình. Theo quan điểm nước này thì họ sẽ không thỏa hiệp chính trị với các nước đối tác ít nhất là trong ngắn hạn. Trong khi EU đang tỏ ra bất lực khi đối mặt với các thách thức, bế tắc chính trị càng làm cho tình hình khủng hoảng trở nên nghiêm trọng và dự báo trong năm tới sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.
 


Khách quan thì nền kinh tế sẽ khó tránh khỏi một cuộc suy thoái  toàn cầu. Tuần trước, Christine Lagarde của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra cảnh báo rằng các chính sách năm 1930 theo chủ nghĩa bảo hộ và cô lập đang được thực thi. Các biện pháp bảo hộ này sẽ gây phản ứng phòng thủ và càng đẩy nhanh quá trình suy thoái nhanh hơn. Thế giới đã từng trải qua giai đoạn này và kết thúc thật sự không tốt.

Trong bối cảnh ảm đạm, năm 2012 dự đoán sẽ phải đối diện với nhiều cuộc bạo động hơn nữa. Nổi bật trong năm nay, khởi đầu là Ả Rập, tiếp đến là phong trào “Chiếm phố Wall” và các cuộc biểu tình lớn chống lại chính sách kinh tế ở Tây Ban Nha và Hy Lạp. Tình hình căng thẳng leo thang sẽ kéo theo sự gia tăng của các phong trào xã hội mới, bất ổn chính trị sẽ không thể kiểm soát. Vì vậy, trừ khi nguyên nhân gây ra cuộc biểu tình được giải quyết có hiệu quả, nếu không diễn biến trên sẽ tiếp tục và phát triển hơn nữa trong năm tới.

Có kịch bản nào tích cực cho năm năm 2012?
 


 

Cuộc khủng hoảng khu vực châu Âu đang là trung tâm của sự bất ổn kinh tế toàn cầu và hậu quả của nó đang tàn phá các quốc gia này. Cho nên, điều EU cần làm trong năm tới là phải giải quyết các vấn đề của khu vực đồng euro. Các biện pháp đã được đưa ra thảo luận rất nhiều, tuy nhiên, trừ phi các nhà lãnh đạo EU vượt qua được những trở ngại chính trị và pháp lý để biến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thành người cho vay cuối cùng, lập kế hoạch cho một liên minh tài chính thực sự và phát hành trái phiếu định danh bằng đồng euro. Thêm vào đó, còn phải đưa ra một chiến lược phát triển, cân đối lại các quốc gia có ngân sách thặng dư và thâm hụt, cuối cùng là cải cách tài chính của cả khu vực. Châu Âu sẽ phải thực hiện tất cả những điều này mặc dù có rất ít hy vọng để khắc phục tình trạng mất ổn định hiện nay.

Trong khi các nhà lãnh đạo các quốc gia tự tin rằng kịch bản được dựng lên với tiềm năng thành công rất lớn nhưng liệu họ có nhận thức được những chính sách hiện nay có thể sẽ đẩy một số nước vào “đường cùng”: suy thoái trầm trọng cộng với tỷ lệ thất nghiệp cao ngất ngưỡng. Trong trường hợp này các quốc gia sẽ không còn cơ hội để cải thiện nợ công, chi phí cơ hội tăng lên và khả năng bị buộc rời khỏi khu vực châu Âu là rất lớn. Các ngân hàng phương Tây vốn suy yếu sẽ không thể chịu thêm nữa một cú sốc khi khu vực đồng tiền chung sụp đổ và chắc chắn sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính và các trận chiến pháp lý kéo dài.

Sự thất vọng và giận dữ của thị trường khiến các liên minh quốc gia ở những khu vực khác phải đánh giá lại thành viên của mình. Còn riêng EU, sự thất vọng này có thể dẫn đến sự tan rã, thảm họa kinh tế, bất ổn chính trị và hơn thế nữa. Thời điểm này không phải là quá muộn để thay đổi nhưng các cánh cửa cơ hội đang đóng lại rất nhanh. Nếu các nước thuộc khu vực đồng Euro vẫn tiếp tục sai lầm như hiện nay thì “Unwort des Jahres 2012” sẽ không còn là “lợi ích quốc gia” mà sẽ là “ sự trở lại của chủ nghĩa dân tộc”.

 Thanh Nga

Các tin cũ hơn