Saigonnews- Năm 2012 có thể thế giới sẽ đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức hơn, kinh tế thế giới và của nhiều nước năm tới sẽ tiêu cực hơn năm 2011.
Ảnh minh họa.Nguồn Internet
Hôm nay( 20/12), tại trụ sở Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI) đã diễn ra hội thảo “Kinh tế Việt Nam năm 2011 và triển vọng năm 2012, Cơ hội cho giao dịch hàng hóa tương lai”.
Tại hội thảo Ông Nguyễn Minh Phong - Trưởng phòng nghiên cứu PT kinh tế - Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội đã có bài phát biểu về “Kinh tế Việt Nam năm 2012. Những thách thức, cơ hội, giải pháp vĩ mô và hàm ý cho các doanh nghiệp”.
Theo nhiều chuyên gia dự báo về tình hình kinh tế năm 2012, Việt Nam và thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới toàn cầu và biến động chính trị ở nhiều nước trên thế giới có thể đột biến, kéo dài và nặng nề… Năm 2012 có thể thế giới sẽ đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức hơn, kinh tế thế giới và của nhiều nước năm tới sẽ tiêu cực hơn năm 2011. Dự báo về chứng khoáng và BĐS tiếp tục những trì trệ, khủng hoảng nợ công ở nhiều nước tiếp tục nặng thêm.
Ngày 20/9/2011, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới xuống còn 4% cho 2 năm 2011 và 2012, còn quy mô thương mại toàn cầu giảm dần từ mức tăng 12,8% năm 2010, còn 7,5% năm 2011 và chỉ còn 5,8% năm 2012, theo dự báo các chuyên gia kinh tế, một số tổ chức năm 2012 tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, nhiều nước sẽ có tăng trưởng âm, lạm phát sẽ có xu hướng dâng cao hơn nhiều tại các quốc gia phát triển, cũng như đang phát triển và mới nổi.
Đặc biệt, giá vàng sẽ tiếp tục biến động mạnh, nhiều đồng tiền chủ chốt thế giới tiếp tục xu hướng yếu và yếu hơn, kể cả USD, Euro, khả năng đồng Nhân dân tệ, Yên Nhật, Rúp Nga sẽ tăng giá chậm.
Tình hình kinh tế trong nước năm 2011 phát triển thiếu bền vững, hiệu quả; lạm phát và mặt bằng lãi suất có thể vẫn khá cao, nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng, thanh khoản của một số ngân hàng thương mại khó khăn (nợ xấu chiếm 3,5-13% tổng dư nợ trong khi tiêu chuẩn 5%, 47%, DNNN chiếm 60% tổng dư nợ tín dụng & 70% nợ khó đòi). Phá sản và thất nghiệp ngày một tăng, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tham nhũng (xếp hạng 124/184, so với Trung Quốc hạng 74, và Nga hạng 144), lãng phí chưa đấy lùi, hệ số tín dụng quốc gia thấp (hiện trái phiếu chính phủ được Fitch xếp hạng BB- tụt 1 bậc từ B+ năm 2010).
Ông Phong nhấn mạnh mục tiêu tổng quát của năm 2012 là : Ưu tiên kiềm chế lạm phát dưới 10%, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị,củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, phấn đấu tăng GDP năm 2012 đạt từ 6-6,5%, bội chi ngân sách nhà nước bằng 4,8% GDP( năm 2011 ước khoảng 4,9%), các năm sau giảm dần để đến năm 2015 giảm xuống còn 4,5%.
Ông Phong cũng đưa ra một số hàm ý cho các doanh nghiệp Việt Nam cần:
Đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, đối tác, và kênh xuất- nhập khẩu các hàng hóa và dịch vụ kinh doanh trong khả năng và có triển vọng thị trường tốt nhất cho từng thời kỳ và phạm vi kinh doanh; coi trọng công tác xây dựng quảng bá và bảo vệ thương hiệu sản phẩm xuất khẩu chuyên nghiệp và hiệu quả.
Hơn nữa, cần chủ động các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá, các phương án kinh doanh linh hoạt, an toàn cao nhất; tăng cường liên doanh, liên kết, hợp tác trong hoạt động kinh doanh, đối phó với các tranh chấp thương mại quốc tế, kể cả việc bị bắt giữ tàu thuyền Việt Nam và chống phân biệt đối xử thương mại.
Chủ động trong đề xuất các kiến nghị và phải biện chính sách; phát triển các trung tâm thương mại Việt Nam ở nước ngoài, trước hết tại những nước có cộng đồng Việt kiều đông đảo và hội nhập tốt vào đời sống nước sở tại. Nâng cao khả năng quản trị thông minh, trong đó có quản trị nhân sự và quản trị rủi ro của doanh nghiệp; thường xuyên theo sát tiến trình thực hiện để đưa ra những quyết định đúng đắn trong trường hợp cần thiết, điều chỉnh nhanh chóng những mục tiêu của công ty có ảnh hưởng đến mục tiêu của từng cá nhân; đặc biệt tìm không nên mạo hiểm với những dự án chứa đựng nhiều rủi ro.