Sắc đỏ lại ngập tràn

Thứ ba, 20/12/2011, 07:10
Thị trường sau hai phiên hồi phục nhẹ đã quay đầu đi xuống với số lượng cổ phiếu giảm giá chiếm áp đảo. Thông tin tăng giá điện có thể xem là thông tin gây sốc, vì nó khiến cho nỗi lo lạm phát quay trở lại.



 

Nếu nhìn vào VN-Index sẽ thấy chỉ số này chỉ giảm nhẹ 1.73 điểm, tức 0.47% và chốt tại 365.67 điểm. Tuy nhiên, mức giảm này chưa phản ánh hết áp lực bán, cũng như đà giảm của 177 mã cổ phiếu, trong đó 82 mã giảm kịch sàn.

Thống kê cho thấy, tính đến hết phiên VN-Index vẫn được các mã MSN, VIC, VNM, STB, VCF, MPC… nâng đỡ, nên mức giảm có phần chựng lại.

Tuy nhiên, các mã bluechips còn lại đều giảm hoặc đứng giá. Đáng chú ý khi một loạt cổ phiếu giảm hết biên độ như SSI, PPC, KBC, GMD, PTL, SBS, hay QCG. Đặc biệt là SSI đã tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư.

Ngoài ra, thị trường tiếp tục ghi nhận hàng loạt cổ phiếu giảm sàn nhiều phiên liên tiếp, nhưng lãnh đạo công ty vẫn chưa có động thái giải trình theo quy định. Có thể dẫn chứng một vài mã trong nhóm này như DXG (15 phiên), VNE (7 phiên), PTC (9 phiên)…

Về mặt thanh khoản, khối lượng lẫn giá trị giao dịch đều tăng vọt so với phiên trước. Cụ thể, có 46.46 triệu đơn vị chuyển nhượng, trị giá 746.81 tỷ đồng. Tuy nhiên, giao dịch thỏa thuận chiếm áp đảo với 25 triệu cổ phiếu, tương đương 468.45 tỷ đồng, tập trung vào các mã như STB, ITA, SAM, LCG, SRC, VIC…

Nhà đầu tư lại giảm mạnh lượng mua vào xuống còn 2.55 triệu cổ phiếu. Chỉ riêng 3 mã REE, VSH, và FPT họ đã mua trên 1.78 triệu cổ phiếu. Những mã khác cũng được họ chú ý nhưng lượng mua vào khiêm tốn hơn như DPM, KDC, VCB, PVD…

10h30: Giao dịch thỏa thuận là chủ yếu

Giao dịch thỏa thuận tại sàn HOSE tiếp tục gia tăng mạnh, chiếm áp đảo lượng mua bán trên sàn.

 

Cuối đợt khớp lệnh liên tục, toàn sàn HOSE có khoảng 37 triệu đơn vị chuyển nhượng, trị giá gần 570 tỷ đồng, nhưng giao dịch thỏa thuận đã chiếm 20 triệu đơn vị, tương ứng 350 tỷ đồng.

STB dẫn đầu các giao dịch với hơn 4.24 triệu cổ phiếu thỏa thuận, tiếp sau là SAM với gần 4.17 triệu cổ phiếu và ITA đứng thứ 3 với gần 4 triệu cổ phiếu. Bên cạnh đó, VIC cũng có 1.25 triệu cổ phiếu thỏa thuận. Ngoài ra, hàng loạt cổ phiếu khác có lượng giao dịch vài trăm ngàn đơn vị mỗi mã.

Thi thị trường lúc này ghi nhận lượng cổ phiếu giảm sàn chiếm tỷ trọng lớn với 85 mã, dư mua khá trống trải cho thấy nhà đầu tư đã không có hào hứng mua vào lúc này.

10h00: Áp lực bán chưa ngừng lại

Đà giảm không có dấu hiệu chững lại mà còn lớn dần tính đến thời điểm 10h00. Trong khi đó, giao dịch khớp lệnh vẫn khá ảm đạm, việc chuyển nhượng chủ yếu thực hiện qua giao dịch thỏa thuận.

 

Hàng loạt những bài viết nhận định thị trường đã rất xấu trong năm 2011 càng khiến nhà đầu tư bi quan.

Bất chấp BVH, MSN, VNM cùng tăng điểm, nhưng với 170 mã cổ phiếu giảm giá, chỉ có khoảng 38 mã tăng nhẹ làm cho VN-Index giảm 1.73 điểm, tương ứng 0.47% xuống 365.67 điểm.

Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm giá nhẹ 100 đồng/cp.

Thanh khoản tăng vọt lên 26.5 triệu đơn vị, trị giá 313.66 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận chiếm 14.5 triệu đơn vị, tương đương 161.46 tỷ đồng.

HNX-Index cũng về sát mức 59 điểm, nhưng giao dịch khá ảm đạm, với 15 triệu cổ phiếu chuyển nhượng, trị giá 115 tỷ đồng.

Khối ngoại giảm mạnh lượng mua vào xuống còn khoảng 1.8 triệu đơn vị tại HOSE. Tuy nhiên họ vẫn mua ròng tại HNX với khoảng 7 tỷ đồng tính đến 10h00.

Sau 9h30: Trụ đỡ tăng, VN-Index vẫn giảm

Bất chấp đà tăng của các mã trụ cột, lẫn cổ phiếu ngân hàng như VN-Index một lần nữa quay đầu giảm điểm trước lực bán khá mạnh của hầu hết các cổ phiếu. Đáng chú ý, thanh khoản tăng gần gấp đôi nhờ giao dịch thỏa thuận tăng vọt.

Theo đó, lúc 9h37 với khoảng 130 mã giảm giá, cùng với đó các mã trụ cột chỉ còn tăng nhẹ 500 đồng/cp, trừ MSN tăng 1,500 đồng/cp làm cho Vn-index giảm 0.17 điểm và tiếp tục xu hướng đi xuống.

Một loạt các mã có thỏa thuận hàng triệu đơn vị như SAM có gần 2.2 triệu cổ phiếu, ITA hơn 3 triệu cổ phiếu, STB 1 triệu cổ phiếu đã nâng thanh khoản toàn sàn lên hơn 16 triệu đơn vị, trị giá 190 tỷ đồng.

Sau 9h00: Trụ đỡ và ngân hàng tiếp sức cho VN-Index

Sự tăng giá của nhóm tứ trụ sau 9h00 giúp VN-Index rút ngắn biên độ giảm điểm và đảo chiều tăng nhẹ, tuy nhiên trên thị trường lượng cổ phiếu giảm giá vẫn chiếm áp đảo.

 

Lúc 9h20, thị trường ghi nhận mức tăng của BVH, MSN, VIC và VNM từ 500 – 2,500 đồng/cp, trong đó VIC có mức tăng cao nhất. Ngoài ra, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng đảo chiều đi lên ngoại trừ VCB giảm nhẹ 200 đồng/cp và MBB đứng ở mốc tham chiếu.

HCM chốt quyền nhận cổ tức nên mức giảm đến 5.73%, hai mã NBB và RAL tăng trần trong phiên thứ hai liên tiếp.

Thanh khoản của HOSE được nâng lên7 triệu đơn vị, trị giá 106.37 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận chiếm gần 1.5 triệu cổ phiếu, tương đương 37.66 tỷ đồng.

Toàn sàn lúc này có đến 136 mã giảm, còn lại là 32 mã tăng và 43 mã giao dịch ở mốc tham chiếu.

HNX-Index thu hẹp mức giảm còn 0.45 điểm, tức 0.75% so với tham chiếu nhưng vẫn nằm dưới mốc 60 điểm. Các mã chủ chốt đã thu hẹp mức giảm xuống còn khoảng 200 đồng/cp. Trong khi đó, các mã SHN, THV, DCS, WSS, vẫn chịu áp lực giảm sàn khá mạnh.

9h00: Trụ cột giảm mạnh, VN-Index mất hơn 4 điểm

Áp lực giảm đang lớn dần trong khoảng 15 phút giao dịch của đợt khớp lệnh liên tục, khi bên bán vẫn không ngần ngại tung hàng với giá thấp.

 

3 trụ cột của HOSE là BVH, MSN, VIC có mức giảm từ 1,000 – 2,000 đồng/cp, cùng với những bluechips như VCB, CTG, HAG, SSI, FPT… cùng hơn 100 mã cổ phiếu khác đã kéo VN-Index giảm 4.08 điểm, tức 1.11% vào lúc 9h00 và tiếp tục lùi về 363.32 điểm.

Giao dịch thận trọng khiến thanh khoản chỉ tăng nhẹ lên 2.6 triệu đơn vị, trị giá 30.72 tỷ đồng.

Một loạt cổ phiếu bất động sản, khai khoáng tiếp tục giảm sàn như HQC, KSS, VNE… khiến áp lực bán ngày càng mạnh.

Khối ngoại đang chần chừ và chưa tiếp tục giải ngân mạnh như vài phiên trở lại đây. Lượng mua vào đến lúc này chỉ đạt hơn 250 ngàn đơn vị.

Tại sàn Hà Nội, sự giảm giá của khoảng 100 mã cổ phiếu làm cho HNX-Index mất 0.59 điểm, tức gần 1% xuống 59.6 điểm. Thanh khoản đạt 4 triệu đơn vị, trị giá 36 tỷ đồng. Các mã chủ chốt mở rộng mức giảm trên 4% mỗi, đã tác động mạnh đến sự đi xuống của chỉ số.

Mở cửa: Lực cầu yếu, hai sàn cùng đi xuống

Lực cầu khá yếu trong phiên mở cửa sáng 20/12 khiến thị trường đi xuống. Tin tức tăng giá điện đã phần nào tác động đến tâm lý nhà đầu tư, khi mà những ngày cuối năm vẫn còn đón nhận thông tin không mấy tốt.

 

HNX-Index tăng nhẹ trong một vài phút, nhưng nhanh chóng đảo chiều giảm điểm do chịu ảnh hưởng bởi sự đi xuống của các mã chủ chốt.

VND, KLS, PVX, VCG có mức giảm khá mạnh từ 300 – 400 đồng/cp. Trong khi đó, SHN, THV, DCS đồng loạt giảm sàn.

Tính đến 8h45, HNX-Index giảm 0.23 điểm, tương ứng 0.38% xuống 59.96 điểm. Giao dịch đạt mức trung bình với gần 2.3 triệu đơn vị, trị giá 21 tỷ đồng. Lượng cổ phiếu giảm chiếm 61 mã, còn lại là 34 mã tăng và 300 mã đứng yên.

Tại sàn HOSE, sự sụt giảm của BVH, MSN cùng với hơn 65 mã khác khiến VN-Index mất 1.9 điểm, tức 0.52% ở đợt khớp lệnh thứ nhất và tạm chốt tại 365.5 điểm.

Thanh khoản khá thấp, chỉ có 650 ngàn đơn vị, trị giá 8.82 tỷ đồng. Những cổ phiếu HQC, FPT, SSI, KSS, GTT có giao dịch sôi động nhất, nhưng đều trong tình trạng giảm giá.

Nhìn chung, tâm lý thị trường khá xấu, từ chuyên gia đến nhà đầu tư đều cho rằng áp lực giảm của thị trường vẫn còn. Do vậy, việc mua vào hay bắt đáy thời điểm này đều không được khuyến khích.

Theo Vietstock

Các tin cũ hơn