BVH, MSN kéo VN-Index tăng điểm

Thứ hai, 19/12/2011, 09:09
VN-Index đảo chiều tăng trở lại ở những phút cuối cùng của phiên khi BVH và MSN cùng lúc đảo chiều tăng giá. Đặc biệt, lượng mua vào của khối ngoại đến hết đợt khớp lệnh đã đạt gần 4.5 triệu đơn vị.


 

Cụ thể, VN-Index bật tăng 1.37 điểm vào cuối phiên, tương ứng 0.37% chốt tại 367.4 điểm. Trong 10 mã ảnh hưởng tích cực đến VN-Index, thì MSN, BVH, VNM góp công hàng; tiếp sau đó là VPL, CTG và VCB. Ngoài ra còn một số mã khác như KBC, FPT, EIB, và PHR. Đây hầu hết là những mã được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm mua vào.

Về mức biến động của thị trường, toàn sàn có 92 mã tăng giá, trong đó 27 mã tăng kịch trần. Đặc biệt, NBB một lần nũa đảo chiều tăng trần.

Thanh khoản đạt thấp hơn nhiều so với phiên trước, dù lượng giao dịch thỏa thuận chiếm tỷ trọng đáng kể. Cụ thể, toàn sàn có 37.3 triệu đơn vị chuyển nhượng, trị giá 613.52 tỷ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận chiếm đến 16.34 triệu đơn vị, tương đương 314.69 tỷ đồng, tức gần ½ giá trị toàn phiên. STB tiếp tục có lượng thỏa thuận lớn với gần 11 triệu đơn vị.

Cổ phiếu bất động sản, xây dựng có sự phân hóa mạnh khi một số mã tăng kịch trần, trong khi một số khác lại giảm hết biên độ. Tuy nhiên, thống kê cho thấy số mã giảm sàn vẫn chiếm áp đảo.

Nhà đầu tư nước ngoài mua vào gần 4.5 triệu cổ phiếu. Đặc biệt họ mua hơn 723 ngàn cổ phiếu VCB giúp cổ phiếu này tăng trần. Bên cạnh đó là FPT (gần 550 ngàn đơn vị), các mã khác như ITA, HAG, PNJ, REE, PPC, KDC, VIC… với khoảng vài trăm ngàn cổ phiếu mỗi mã. Hầu hết các mã này đều tăng giá cho thấy, khối ngoại là một tác nhân lớn khiến thị trường tăng điểm.

10h30: Đà giảm quay trở lại

Bất chấp việc VCB và CTG cùng một loạt bluechips khác tiếp tục tăng trần đến hết đợt khớp lệnh liên tục nhưng VN-Index vẫn giảm do chịu tác động lớn từ các trụ cột VIC, MSN và STB. Tương tự, HNX-Index cũng thu hẹp dần đà tăng điểm.

 

VIC rớt sát mức giá sàn, trong khi MSN mất hơn 1%, cùng hơn 120 mã cổ phiếu khác giảm giá khiến VN-Index rớt 0.83 điểm vào cuối đợt khớp lệnh thứ hai.

Những cổ phiếu như ITA, OGC, HAG duy trì mức tăng giá nhẹ, cùng lượng giao dịch dẫn đầu thị trường.

Tuy nhiên, với nhiều mã khác lượng bán ra áp đảo khiến cổ phiếu rớt sàn hàng loạt (67 mã). Tiêu biểu như HQC, BGM, KSH, PVT, KSA, VHG, TLH, DXG, ASM… không ít mã trong số này đã giảm sàn trong nhiều phiên trở lại đây.

Mặc dù vậy, giao dịch có phần sôi động hơn với 31.3 triệu đơn vị, trị giá 447.94 tỷ đồng.

Cùng lúc này, HNX-Index chỉ còn tăng 0.52 điểm, tương đương 0.87% tạm giao dịch ở mức 60.35 điểm. Lượng giao dịch được nâng lên 20 triệu đơn vị, trị giá 169 tỷ đồng. Toàn sàn có 85 mã tăng giá, 110 mã giảm cùng 200 mã đứng yên.

Một loạt những mã chủ chốt đều giảm giá, như KLS, VND, VCG, PVX, SHN. Đặc biệt, SHN tiếp tục giảm sàn với lệnh bán khá lớn.

10h00: VCB, CTG cùng tăng trần, khối ngoại tiếp tục mua mạnh

Trong ít phút, BVH, MSN, EIB, VNM đồng loạt tăng giá, cùng với VCB và CTG tăng kịch trần giúp VN-Index lên sát mức 368 điểm. Tuy nhiên, đến 10h00, lượng bán ra mạnh dần khiến lượng cổ phiếu giảm giá bắt kịp với các mã tăng. Điều này làm cho VN-Index một lần nữa thu hẹp đà tăng.

 

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục “múc” mạnh với hơn 2.5 triệu cổ phiếu, trong đó họ tập trung vào các mã như ITA, FPT, HAG, VCB, PNJ. Khối ngoại cũng ra sức nâng đỡ BVH giúp cổ phiếu này tăng giá nhẹ gần 1%. Trong khi MSN quay về mức tham chiếu.

Thị trường lúc 10h00 có 84 mã giảm, 81 mã tăng giá. Trong đó, khoảng 31 mã giảm sàn và 21 mã tăng kịch trần. Ngoài CTG, VCB còn có SJS, GMD, KBC tiếp tục duy trì mức tăng trần trong suốt vài phiên gần đây.

Về mặt thanh khoản, lượng cổ phiếu chuyển nhượng đã tăng lên đáng kể với 23.5 triệu đơn vị, trị giá 360.83 tỷ đồng.

ITA có lượng giao dịch lớn nhất với hơn 1 triệu đơn vị, tiếp sau là OGC, HAG, CTG và CII…

STB tiếp tục giao dịch thỏa thuận với khối lượng lớn, tổng cộng đã có gần 9 triệu cổ phiếu chuyển nhượng thành công.

HNX-Index cũng ghi nhận mức tăng đáng kể lúc 10h00, với 0.96 điểm, tức 1.6% lên 60.79 điểm. Lực cầu thắng thế với 101 mã tăng giá đã tạo nên sự khởi sắc này. Dẫn đầu các mã tăng là VCG (+1.08%), HBB (+4.55%), PVX (+1.27%)… với sức ảnh hưởng lớn đến chỉ số cũng như tâm lý nhà đầu tư.  Trong khi đó, KLS và VND vẫn duy trì mức giảm lần lượt 1.05% và 2.15%. Ngoài ra, SHN, BVS, PVS, WSS… cũng tiếp tục giảm giá.

Thanh khoản đạt 11 triệu đơn vị, trị giá 101.77 tỷ đồng.

Sau 9h30: VCB tăng trần, VN-Index khởi sắc

Giao dịch vẫn lình xình và giằng co trên cả hai sàn, nhưng VN-Index đã có sự cải thiện về điểm số khi BVH, MSN lần lượt quay về mức tham chiếu và VCB bất ngờ tăng kịch trần. HNX-Index cũng có sự thay đổi đáng kể nhờ HBB và VCG cùng tăng giá.

 

VN-Index đảo chiều tăng điểm từ 9h30 và 5 phút sau đó mức tăng đã là 1.32 điểm, tức 0.36% lên 367.35 điểm.

Nhờ giao dịch thỏa thuận gần 6 triệu đơn vị, trị giá 110 tỷ đồng nâng thanh khoản tại HOSE lên 13.8 triệu đơn vị, tương đương 223 tỷ đồng.

Mã NBB bất ngờ từ giá trần chuyển sang giá sàn, trong khi VCB từ mức giá giảm đột ngột tăng kịch trần, dẫn đầu danh sách những mã tăng mạnh nhất.

Không chỉ VCB, các mã ngân hàng khác cũng tăng khá mạnh như CTG (+3.59%), EIB (+1.48%), ngoại trừ STB vẫn giảm nhẹ.

Quan sát bảng điện từ, các mã bất động sản vẫn giảm giá khá mạnh, không ít trong số đó giảm kịch sàn như CCL, QCG, TNT, NBB,DRH, NVT, VPH, CTI, VNE… Tuy nhiên, cũng có không ít mã tăng hết biên độ như LGL, MDG, VES, LM8, UDC, KBC, DIG, SJS.

Ngay cả hai chứng chỉ quỹ VF4 và PF1 cũng tăng kịch trần.

Toàn sàn có 93 mã giảm, 73 mã tăng, 72 mã đứng yên. Dường như giai đoạn hồi phục đã quay lại với thị trường, nhưng cũng không loại trừ đây là một cái bẫy tăng giá mới xuất hiện trong phiên.

9h15: STB có 5 triệu cổ phiếu thỏa thuận giá trần

Trong khoảng 30 phút giao dịch khớp lệnh liên tục, VN-Index vẫn lình xình với mức giá giảm chủ yếu do tác động bởi các mã cổ phiếu lớn. HNX-Index vẫn giữ mức tăng, nhưng xu hướng thu hẹp dần.

 

Sau ít phút giằng co, lượng cổ phiếu giảm giá đã lấn át những mã tăng, điều này làm cho đà giảm của VN-Index ngày càng lớn.

Thống kê đến 9h15, sự sụt giảm của khoảng 77 mã cổ phiếu, trong đó có VIC, MSN, STB, PNJ, REE, SSI… làm cho Vn-Index mất 0.69 điểm, tương ứng 0.19% xuống còn 365.34 điểm. Toàn sàn lúc này chỉ có 60 mã tăng giá.

Những cổ phiếu vốn hóa lớn tăng giá đến lúc này có VNM, VCB, CTG, HAG, KBC, GMD, SJS…

Thông tin RAL dự kiến lợi nhuận cả năm đạt 70 tỷ đồng giúp cổ phiếu này tăng kịch trần.

Giao dịch tại HOSE bất ngờ tăng vọt nhờ việc STB có 5 triệu cổ phiếu thỏa thuận tại mức giá trần nâng tổng khối lượng giao dịch toàn sàn lên hơn 9 triệu đơn vị, trị giá 145 tỷ đồng.

Sàn Hà Nội, giao dịch cũng giằng co khá mạnh, khiến chỉ số liên tục biến động trên mốc 60 điểm. Đến 9h15, HNX-Index tạm tăng 0.43 điểm, tức 0.72%. Giao dịch đạt khoảng 4.8 triệu đơn vị, trị giá 44 tỷ đồng. Số lượng cổ phiếu tăng giảm bám đuổi nhau khá sát với 72/70 mã.

Mở cửa: Giao dịch thận trọng, chỉ số biến động trái chiếu

HNX-Index mở cửa phiên đầu tuần tiếp tục tăng điểm khá mạnh nhưng đã thu hẹp dần chỉ trong ít phút, trong khi đó VN-Index lại có xu hướng giảm nhẹ do ảnh hưởng bởi sự mất điểm của một số mã chủ chốt.

 

VN-Index giằng co khá mạnh

Cụ thể, VN-Index khép lại đợt khớp lệnh thứ nhất với mức giảm nhẹ 0.32 điểm, tức 0.09% chốt tại 365.71 điểm, chủ yếu do sự tác động của VIC (-3.09%), và PNJ (-1.96%), trong khi các mã chủ chốt khác như BVH, MSN, VNM, STB, VCB… đều chốt ở mức tham chiếu.

Toàn sàn có 714 ngàn đơn vị chuyển nhượng, trị giá 12.39 tỷ đồng. Lượng cổ phiếu tăng giá cũng ít hơn số mã giảm với 35/42 mã.

Những mã tăng giá mạnh nhất hầu hết đều thuộc nhóm bất động sản như SJS, NBB, DIG… còn lại có GMD, PGC.

Trên sàn Hà Nội, HNX-Index ghi nhận mức tăng 0.44 điểm, tức 0.74% lên 60.27 điểm. Thị trường chịu sự kìm hãm bởi các mã chủ chốt như KLS, VND, WSS, HBS, đều trong tình trạng giảm nhẹ. Lượng cổ phiếu đứng giá vẫn chiếm áp đảo. Đặc biệt, ORS vẫn tiếp tục giảm sàn, mặc dù lệnh bán giá sàn không còn nhiều nhưng lệnh mua rất thưa thớt.

Thống kê lúc này có hơn 2 triệu cổ phiếu chuyển nhượng, trị giá 17.15 tỷ đồng.

Việc số lượng nhà đầu tư đăng ký đấu giá cổ phần BIDV khá cao được xem là thông tin khác tích cực, nhưng mức tác động đến nhà đầu tư không nhiều như mong đợi.

Theo Vietstock

Các tin cũ hơn