Ông Putin nói thật lý do Nga sống khỏe trong trừng phạt

Thứ sáu, 06/10/2017, 15:41
Tổng thống Nga Vladimir Putin lý giải Nga sống sót tốt trong trừng phạt liên tiếp là vì không gắn kinh tế với chính trị.

Thông tấn TASS hôm 4/10 đăng tải phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại diễn đàn Hiệu suất Năng lượng quốc tế trong Tuần lễ Năng lượng Nga.

Theo đó, Tổng thống Putin đã nói rằng, Nga không bao giờ có sự ưu ái thương mại đi kèm với điều kiện chính trị với các đối tác. Và đó là lý do vì sao các đối tác nước ngoài muốn hợp tác với Nga.

Nga không đòi hỏi thương mại và chính trị. Điều đó làm nên sức mạnh

"Tôi sẽ nói với các bạn điều này, bạn có thể tin hay không thì tùy, hoặc có thể hỏi lại các đối tác của chúng tôi. Đó là lợi thế và chúng tôi không bao giờ thưởng thức các giao dịch mà có đi kèm với đòi hỏi quan hệ chính trị" - Tổng thống Putin nhấn mạnh.

Tổng thống Nga cũng nhấn mạnh rằng, sự rạch ròi về quan điểm trong kinh tế và chính trị chứ không phải sức mạnh quân sự của Nga là lợi thế khiến nước này trụ vững trước các áp lực trừng phạt kinh tế.

Nước Nga sẽ không dựa vào các vũ khí của mình để tìm cách kiếm các hợp tác kinh tế.

"Đương nhiên, tiềm năng quân sự và khả năng kinh tế đóng một vai trò rất quan trọng, đôi khi là yếu tố quyết định.

Nhưng khả năng quốc phòng và an ninh ngày càng tăng của chúng tôi và tiềm năng của phức hợp quốc phòng - công nghiệp không chỉ là những vấn đề quan trọng.

Theo truyền thống, chúng tôi bán nhiều vũ khí cho các thị trường ở Trung Đông, bởi vì chúng tôi có mối quan hệ thân thiện, rất thân thiện với nhiều quốc gia trong khu vực. Song cũng có các mối quan hệ kinh tế bởi hợp tác kinh tế với họ nhiều năm qua" - Tổng thống Putin nói thêm.

Gần đây, thương mại của Nga với các nước Trung Đông đã phát triển thậm chí bất chấp những vấn đề kinh tế đã gặp phải cách đó 2, 3 năm.

Năm 2016, kim ngạch thương mại tăng 12,5%, và trong 6 tháng đầu năm 2017 cũng tăng đáng kể.

Ông Putin nói: "Thương mại khá đa dạng, chúng tôi kinh doanh với các nước này [ở Trung Đông] trong sản xuất các nguồn năng lượng, vì vậy máy móc, thiết bị và các sản phẩm công nghệ cao chiếm một phần đáng kể trong quan hệ thương mại của chúng tôi.

Hiện tại, tại một thời điểm khi chúng ta phải đối phó với các biện pháp trừng phạt từ một số nước, thị trường nông sản đã mở ra cho nhiều nước ở Trung Đông và họ háo hức sử dụng cơ hội đó và đã phát triển hợp tác với chúng tôi trong lĩnh vực nông nghiệp".

Tổng thống Putin tự tin vào quan hệ Nga- Saudi và với các nước khác trong khu vực như Ai Cập, Jordan, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iran.

Tổng thống Nga cũng đề cập tới các gói viện trợ mà Nga đã dành cho các quốc gia khác. Và khẳng định đó không phải là khoản mặc cả nhằm đòi hỏi quan hệ song phương.

Trừng phạt kinh tế để cô lập Nga là điều viễn tưởng!

Tổng thống Putin nhấn mạnh: "Khi chúng tôi xây dựng mối quan hệ với đất nước nào, chúng tôi luôn ghi nhớ về quyền yêu cầu độc lập của một quốc gia. Chúng tôi có thể trợ cấp cho họ nhưng đó không phải là rào cản trong khả năng phát triển mối quan hệ của chúng tôi".

Hồi cuối năm 2016, khi nói về các đe dọa trừng phạt của các nước vào Nga, Tổng thống Putin từng nói rằng ông "buồn cười" khi nghe rằng các trừng phạt đó nhằm cô lập Nga với quốc tế.

"Về vấn đề cô lập, các kho dự trữ nhiên liệu và độ bền động cơ của họ có đủ để đi dọc biên giới của Nga? Liệu có bao giờ tìm được một cách nào có thể cô lập được một quốc gia như Nga?" - ông đặt dấu hỏi.

Tổng thống Nga cho rằng, lập trường của Nga được xác định rõ và đã được các chuyên gia nói ra điều đó: Mọi hạn chế trong lĩnh vực kinh tế do các cân nhắc chính trị đều có hại cho các bên.

"Chúng tôi tin rằng, nó (lệnh trừng phạt -PV) rất nguy hiểm. Chúng ta nên tiến hành theo con đường thỏa hiệp, chứ không phải áp lực và tống tiền" - Tổng thống Nga nói.

Từ đó, Tổng thống Putin cho rằng, các biện pháp trừng phạt Nga sẽ gây tổn hại tới nền kinh tế toàn cầu chứ không riêng gì ai.

"Điều này gây tổn hại không chỉ đến nền kinh tế Nga mà đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung, bởi vì nền kinh tế Nga chắc chắn là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế toàn cầu.

Vì vậy, những người làm việc đó (trừng phạt kinh tế để cô lập Nga -PV), cuối cùng đã tự gây tổn hại cho mình" - Tổng thống Nga nhấn mạnh.

Theo Đất Việt

Các tin cũ hơn