Chủ tịch SHN công bố DN bên bờ vực phá sản, hơn 6.000 cổ đông nguy cơ mất vốn

Chủ nhật, 18/03/2012, 11:26
Ông Long cho biết việc BETA vi phạm Hợp đồng ảnh hưởng tiêu cực đến HANIC, đẩy hơn 6000 cổ đông vào hoàn cảnh có nguy cơ mất hết vốn góp.

Công ty HANIC (mã CK: SHN) đang hội đủ những yếu tố dễ dẫn đến phá sản, hơn 6000 cổ đông đang lâm vào nguy cơ mất

Ông Đinh Hồng Long -Chủ tịch HĐQT SHN
Ông Đinh Hồng Long - Chủ tịch HĐQT SHN

vốn.

Vụ việc ký hợp đồng hợp tác đầu tư tại dự án Thanh Hà Cienco 5 với Công ty CP BETA BQP với khoản tiền vốn góp của HANIC cho BETA là hơn 300 tỷ đồng, trong đó một nửa là số tiền góp của các cổ đông, đối tác đang là một khoản nợ khó đòi, và có nguy cơ mất trắng, khi người đại diện pháp luật của BETA là ông Nguyễn Anh Quân đã bỏ trốn sang nước ngoài.

Cho đến nay, HANIC vẫn chưa đòi được khoản tiền góp vốn này từ BETA, cùng với đó là hoạt động kinh doanh đang bị đình đốn do thiếu vốn, người lao động buộc phải nghỉ việc, kết quả kinh doanh tồi tệ với khoản lỗ gần 70 tỷ đồng trong năm 2011,…những yếu tố này đang đẩy SHN đến bờ vực phá sản.

Chủ tịch SHN, ông Đinh Hồng Long cho phóng viên biết trong cuộc phỏng vấn
ngày 17/3 trước sự vụ SHN có quyết định khởi kiện BETA ra tòa là Công ty của ông đang lâm vào tình trạng rất xấu, mất thanh khoản, và dễ bị đổ vỡ nếu không đòi được khoản nợ hơn 340 tỷ đồng từ BETA.

Ông Long cho biết, có 5 tiêu chí mà doanh nghiệp dễ dẫn đến phá sản là mất vốn chủ sở hữu, công ăn việc làm, tiền lương, bảo hiểm, hoạt động kinh doanh. Trong năm chỉ tiêu này thì mất vốn chủ sở hữu là quan trọng nhất thì SHN cũng đã đạt, ngoài ra các chỉ tiêu khác như hoạt động kinh doanh thua lỗ, năm 2011 SHN lỗ gần 70 tỷ đồng và dự kiến nếu tình trạng này tiếp diễn thì năm 2012 có thể Công ty sẽ lỗ tiếp 70-80 tỷ đồng, bởi lẽ hiên nay SHN không có vốn để hoạt động kinh doanh, thuế còn phải nợ Nhà nước, không có tiền trả cho CBCNV, cho bảo hiểm. Nói chung là nguy cơ phá sản là rất rõ ràng.

Được biết HANIC vừa có Quyết định khởi kiện Công ty BETA BQP ra tòa án, ông có thể cho biết thông tin chi tiết về vụ việc này?

Ngày 27/01/2011, HANIC ký Hợp đồng vay vốn số 111-11/HĐVV/SHN-BETA, trên cơ sở đó HANIC cho BETA vay 379.403.487.000 đồng, thời hạn vay là 03 tháng. Sau khi ký kết, SHN đã chuyển cho BETA 200 tỷ đồng (đều có ủy nhiệm chi qua ngân hàng).

Ngày 22/3/2011, HANIC ký hợp đồng HTĐT số 22/2011 với BETA trên cơ sở BETA gửi chúng tôi một công văn của một thứ trưởng Bộ Quốc Phòng ký giới thiệu BETA với CIENCO 5 để cho BETA được làm chủ đầu tư thứ phát tại dự án Thanh Hà A-CIENCO 5. Với Hợp đồng này, ngày 23/3/2011 SHN đã chuyển cho BETA 38 tỷ đồng qua ngân hàng.

Ngày 28/4/2011 thì BETA đã có công văn cam kết cho HANIC là đơn vị độc quyền phân phối dự án này ngay sau khi BETA ký kết hợp đồng thứ phát với CIENCO 5. Nhưng do không có Hợp đồng ký kết giữa hai bên nên đến tháng 6/2011 BETA đã chấm dứt Hợp đồng với HANIC, và cam kết hoàn trả toàn bộ số tiền vốn đã góp và lãi suất theo quy định, kèm theo khoản phạt vi phạm hợp đồng là 35 tỷ đồng.

Chúng tôi đã cố gắng đòi BETA nhưng cho đến thời điểm này HANIC chưa nhận được một khoản tiền nào từ BETA, và được biết ông Nguyễn Anh Quân – TGĐ của BETA đã trốn ra nước ngoài. Trước tình trạng khó khăn của SHN, lãnh đạo Công ty đã quyết định khởi kiện BETA và chọn Công ty Luật SMIC là đơn vị tư vấn pháp lý thực hiện các thủ tục tiếp theo.

Hoạt động kinh doanh của SHN bị thua lỗ lại chưa đòi được khoản nợ 340 tỷ đồng. Điều này có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của Công ty, tình hình hiện tại của SHN ra sao, thưa ông?

Do tin tưởng vào đối tác hợp tác đầu tư là Công ty BETA BQP nên HANIC đã chuyển cho BETA khoản tiền hơn 300 tỷ đồng. Trong đó, có một nửa là tiền được huy động từ các cổ đông, đối tác và CBCNV trong Công ty. Việc BETA BQP không thực hiện cam kết trong Hợp đồng đã khiến HANIC lâm vào tình trạng hết sức khó khăn. Bởi lẽ, SHN là Công ty đại chúng đã niêm yết trên Sàn Chứng khoán có hơn 6000 cổ đông, ngành nghề kinh doanh chính là Bất động sản, thương mại, xuất khẩu lao động.

Việc BETA vi phạm Hợp đồng đã dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến HANIC, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và đã đẩy hơn 6000 cổ đông vào hoàn cảnh có nguy cơ mất hết vốn góp, hơn 2000 lao động đang làm việc ở nước ngoài có nguy cơ không có đơn vị quản lý và bảo lãnh, hàng trăm người lao động đang làm việc tại Công ty có nguy cơ mất việc làm. Đặc biệt, từ cuối năm 2011 vừa qua, HANIC đã mất thanh khoản trầm trọng, khó khăn trong việc trả tiền vay ngân hàng, tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội cho CBCNV và phải nợ tiền thuế của Nhà nước.

Có thể nói HANIC đang đứng trước nguy cơ bị phá sản.

Ông có thể cho biết, lãnh đạo Công ty đã làm gì để giải quyết vụ việc?

Để bảo vệ quyền lợi của cổ đông, đảm bảo sự sống còn của HANIC. Ban lãnh đạo đã triển khai nhiều hoạt động nhằm thu hồi toàn bộ số vốn góp cũng như lãi suất và tiền phạt vi phạm Hợp đồng từ BETA.

Chúng tôi đã rất nhiều lần gửi Công văn đến BETA và ông Nguyễn Anh Quân –TGĐ của BETA để yêu cầu hoàn trả số tiền nêu trên nhưng đều không nhận được hồi âm.

Chúng tôi đã trực tiếp đến tòa nhà AZ tại số 58 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, HN nhưng Công ty BETA đã không còn hoạt động ở đây nữa. Đến tìm tại trụ sở Công ty BETA tại số 33 Phạm Ngũ Lão, HN theo Giấy đăng ký kinh doanh cũng không thấy.

Chúng tôi cũng đã gửi Công văn đến nhà riêng ông Nguyễn Khánh Hưng – CHủ tịch HĐQT của BETA nhưng ông Hưng cũng né tránh và không gặp.

Để giải quyết vụ việc này triệt để, ngày 15/3 vừa qua ban lãnh đạo HANIC đã quyết định sẽ tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để khởi kiện BETA, yêu cầu BETA phải hoàn trả toàn bộ số vốn góp cũng như lãi suất và khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng cho HANIC.

Xin cám ơn ông!
 

Theo Cafef

Các tin cũ hơn