Cụ thể, quy định hiện hành cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công. Các mặt hàng tạm nhập - tái xuất, nhập để sản xuất hàng xuất khẩu (đáp ứng được một số điều kiện của Luật Quản lý thuế) thì được áp dụng thời gian nộp thuế lên tới 275 ngày (15 ngày đối với hàng tạm nhập tái xuất).
Tuy nhiên, thực tế triển khai thời gian qua cho thấy một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc diện miễn hoặc ân hạn nộp thuế đã nhập khẩu một lượng hàng lớn, sau đó ngừng hoạt động. Chủ doanh nghiệp sau đó bỏ trốn về nước mà không thanh toán các khoản nợ. Hải quan do đó không thu hồi được các khoản nợ thuế.
Ban giám đốc công ty Diing Long Việt Nam đã bỏ trốn về nước, để lại món nợ hơn 17 tỷ đồng. |
Một trong những ví dụ được hải quan đưa là trường hợp Công ty Diing Long Việt Nam tại Bình Dương khi doanh nghiệp này nợ thuế nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu hơn 17 tỷ đồng. Trong khi cơ quan thuế chưa thể thu hồi số tiền này thì ban giám đốc của Diing Long đã về nước.
Công ty này đã rơi vào tình trạng vắng chủ trong khi tài sản đã thế chấp tại ngân hàng.
Trước thực trạng trên, Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu các đơn vị tại địa phương ra soát các trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích, không kinh doanh tại địa chỉ đăng ký trong khi vẫn còn nợ thuế; làm rõ số lượng, sắc thuế, tổng số thuế còn tồn đọng.
Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu lạnh đạo các đơn vị làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc để xảy ra nợ thuế và phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành thu hồi.
Theo VnExpress