Ngân hàng và doanh nghiệp đều... kẹt !

Thứ hai, 30/04/2012, 09:03
"Có thể đâu đó có tâm lý mua bán nợ là nghiệp vụ thấp kém – và đây cũng có lẽ là điểm nghẽn lớn của việc hình thành phát triển thị trường nợ của VN."

Tin liên quan
>>Vụ Bianfishco: Ngân hàng chỉ lo thu nợ
>>Quảng Bình: Bắt cóc cán bộ ngân hàng ngay tại nhiệm sở


Cả ngân hàng và doanh nghiệp đều... kẹt!

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực mua bán nợ ngân hàng ở thị trường quốc tế, từng làm việc và hỗ trợ NHNN mua bán nợ nước ngoài, tham gia xây dựng Ban phát triển thị trường vốn - tiền thân của UBCK NN, chuyên gia ngân hàng Lê Trọng Nhi đã có cuộc trao đổi nhanh với DĐDN xung quanh vấn đề mua bán nợ.

“Mua bán nợ xấu DN” đang là cụm từ “hot” trên thị trường tài chính VN hiện nay. Nhưng hoạt động này có thể được các NH và DN chủ động triển khai ra sao, thì bức tranh nhìn thấy được dường như lại đang rất mờ nhạt. Ông có thể nói gì về điều này?

Nói một cách ngắn gọn, cho đến nay vẫn chưa chính thức có một thị trường mua bán nợ hoàn chỉnh, đúng nghĩa và hiệu quả tại VN. Đó là điều rất đáng tiếc

Ông có thể cho biết rõ hơn đâu là những hạn chế của thị trường này, khiến các tổ chức mua bán nợ không thực sự hoạt động mạnh mẽ, rõ nét, có hiệu quả?

Trước tiên và trước đây là do cơ chế và quy chế của NHNN, nhưng trong thời gian vài năm trở lại đây thì nguyên nhân lại đến từ bản thân các định chế tài chính (cổ đông lớn và người điều hành) chưa chủ động tiếp cận lĩnh vực này. Kế tiếp là do sự thiếu hiểu biết về nghiệp vụ và kỹ năng của các định chế tài chính trong lĩnh vực này. Có thể đâu đó có tâm lý mua bán nợ là nghiệp vụ thấp kém – và đây cũng có lẽ là điểm nghẽn lớn của việc hình thành phát triển thị trường nợ của VN.

Theo đánh giá của ông, DN, các định chế tài chính, các Cty quản lý quỹ... có thể sử dụng hình thức giao dịch mua bán nợ với các hình thức như thế nào, để bên thì tránh nguy cơ đổ vỡ, phá sản, bên có thể tận dụng cơ hội mua được những tài sản tốt giá rẻ, trong thời điểm hiện nay?

Vì VN chưa có thị trường mua bán nợ chính thức trong nước và chưa có sự liên thông với thị trường mua bán nợ quốc tế, nên DN đang bị nợ và có nợ xấu tự họ không thể tự đi mua lại nợ của chính họ hoặc bán nợ của người khác đang nợ họ; Và điều này cũng như thế với các ngân hàng và định chế tài chính khác. Vì vậy, DN và ngân hàng VN luôn ở trong những vị thế yếu và bất lợi, thường xuyên bị mắc kẹt và hẳn nhiên để dẫn đến nguy cơ đổ vỡ và phá sản.

Vậy, có cách nào để DN tiếp cận các tổ chức mua nợ quốc tế? Và có cách nào để thu hút các tổ chức mua bán nợ quốc tế vào thị trường VN hay không, thưa ông?

Thị trường nợ và mua bán nợ quốc tế vẫn đang hoạt động với VN nhưng rất giới hạn. Một vài DN và ngân hàng VN gần đây có tham gia mua lại nợ của Vinashin và trái phiếu Chính phủ phát hành trtên thị trường quốc tế, nhưng ở quy mô nhỏ lẻ.

Vấn đề chính là các ngân hàng và định chế tài chính trong nước cần phải xem lại và phát triển nghiệp vụ này một cách chuyên nghiệp. Hầu hết các ngân hàng nước ngoài đều hoạt động trong lĩnh vực này… Chỉ chờ phía VN.

Ngoài sử dụng giao dịch mua bán nợ, ở góc tư vấn tài chính và trong thực tế thị trường tài chính VN, theo ông, DN còn có những lựa chọn nào để tự cứu mình và lành mạnh hoá tài chính?

DN nên nhìn lại mình và cơ cấu hoạt động chỉ ở trong lĩnh vực mà mình am hiểu và quản lý tốt… Đó là điều có thể làm được ngay!

Xin cảm ơn ông!
 

Theo Vncorp

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn