Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan |
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Điều chỉnh thuế
DN yếu do bản thân họ và cả môi trường kinh doanh. Bản thân DN yếu thì có thể điều chỉnh nhưng đối với môi trường kinh doanh lại vượt khỏi tầm tay của họ. Theo điều tra của Bộ KH-ĐT, có tới 95% DN không vay được các khoản vay ưu đãi. Đây là điểm yếu từ chính sách ngoài tầm tay của DN, cùng với hệ thống tài chính phát triển chưa tốt, các kênh tài chính hỗ trợ DN cũng kém phát triển.
Bên cạnh đó, chính sách thuế cũng cần phải có điều chỉnh. Thuế TNDN và thuế VAT của VN hiện tại là quá cao so với các nước trong khu vực. Các khó khăn này có thể được giải quyết vì nằm trong tầm tay của nhà nước. Nếu thuế VAT giảm xuống sẽ kích thích sức mua của người dân, DN được lợi và có điều kiện để đầu tư phát triển.
TS Vũ Thế Dũng - Phó trưởng khoa Quản lý công nghiệp (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM): Xây dựng năng lực làm thị trường
Thực tế cho thấy nhiều cầu nối của DN từ khâu sản xuất đến người
tiêu dùng quá yếu. Các DN muốn đưa hàng vào bán tại các chợ, các tỉnh thành đều gặp khó khăn.
Hơn nữa, theo nhận xét của các tiểu thương và người tiêu dùng thì bản thân các DN không thủy chung. Họ chỉ làm tốt trong giai đoạn đầu về chất lượng sản phẩm, quảng bá, dịch vụ hậu mãi... và sau đó thì lơ là. Điều này khiến cho nhà bán lẻ và người tiêu dùng không tin tưởng.
Để gia tăng sức cạnh tranh, các DN phải xây dựng năng lực làm thị trường dù điều này khó hơn năng lực sản xuất. Trong đó bao gồm nhiều hoạt động như phải xây dựng kênh phân phối hiệu quả, hiểu rõ được tâm lý tiêu dùng của khách hàng và ngay cả thái độ cam kết về chất lượng sản phẩm hậu mãi... mang tính dài hơi. Bước kế tiếp là xây dựng chất lượng quản trị DN và đẩy mạnh sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau.
Ở vấn đề này, vai trò của các hiệp hội ngành nghề rất quan trọng.
Ông Phạm Xuân Hồng - Phó chủ tịch Hội Dệt may VN: Xây dựng thương hiệu
DN muốn tạo nên sự khác biệt thì phải xây dựng cho được thương hiệu của mình dù hoạt động ở những lĩnh vực nào. Khác với việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, thương hiệu DN là phải làm thế nào để các tập đoàn mua hàng quốc tế đến VN nhận biết và tìm đến mình.
Làm được điều đó nghĩa là DN phải đảm bảo được các yếu tố như đảm bảo chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng và tinh thần hợp tác.
Ví dụ đối với ngành dệt may, nếu xây dựng thương hiệu sản phẩm thì yêu cầu việc quảng bá cũng phải gia tăng. Trong khi đó, xây dựng thương hiệu DN lại cần đi sâu vào việc xây dựng nguồn lực quản trị DN.
Trong thương hiệu DN, uy tín chỉ mới là một khía cạnh trong tổng thể những vấn đề nêu trên. Việc xây dựng nguồn lực quản trị, nhất là đội ngũ quản lý khá quan trọng. Nếu đội ngũ quản lý tốt sẽ gia tăng được năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Những điều này không phải là bí mật kinh doanh và các DN đều biết. Nhưng nhận thức và thực hiện lại khác nhau nên có DN tạo dựng được thương hiệu cho mình, có DN thì chưa. |