Nhà đầu tư nước ngoài nhăm nhe thâu tóm thương hiệu Việt

Thứ tư, 11/07/2012, 16:48
Orchid Fund hiện là cổ đông lớn nhất của FPT, Platinum Victory PTE Ltd là cổ đông lớn nhất của REE. Saraburi là cổ đông lớn của BMP và NTP.
Các tổ chức gom cổ phiếu

Sau khi bỏ ra hơn 60 triệu USD để sở hữu gần 10% cổ phiếu FPT trong năm 2011, đầu tháng 7 vừa qua. Quỹ đầu tư Orchid Fund tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu lên trên 11% khi mua được thêm 2,7 triệu cổ phiếu.

Ngoài Orchid Fund, một quỹ đầu tư khác là Red River cung đang nỗ lực tăng tỷ lệ sở hữu tại FPT. Từ đầu năm tới nay, quỹ này đã 2-3 đợt đăng ký mua cổ phiếu FPT. Cả hai quỹ gom cổ phiếu FPT nêu trên đều gặp khó khăn khi giới hạn sở hữu dành cho Nhà đầu tư nước ngoài đã hết. Họ đăng ký mua vào, nhưng giao dịch chỉ thành công nếu có nhà đầu tư nước ngoài khác bán ra.
 


Ảnh minh họa

Đầu tháng 7 vừa qua, Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (mã REE) bất ngờ công bố Platinum Victory PTE Ltd trở thành cổ đông lớn nhất, khi nắm giữ 10,24% cổ phần. Trước đó, cuối quý I/2012, The Nawaplastic Industries (Saraburi) bất ngờ trở thành cổ đông lớn của Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (mã NTP) và Công ty cổ phần nhựa Bình Minh (mã BMP). Vào cuối tháng 6, Saraburi mua thêm 800 nghìn cổ phần BMP.

Hiện tại sau Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), thì Saraburi là cổ đông lớn nhất tại hai doanh nghiệp ống nhựa có thị phần dẫn đầu tại thị trường nội địa.

Xét về tỷ lệ cổ phần, thương vụ lớn nhất mà nhà đầu tư nước ngoại nhận chuyển nhượng cổ phần diễn ra trong ngành dược. Quý II/2012, công ty dược phẩm lớn nhất Chi Lê là CFR International Spa đã mua lại một lượt gần 46% cổ phần của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco (mã DMC). CFR tiếp tục đạt mua lượng lớn cổ phiếu DMC.

Rào chắn phòng thủ

Về nỗ lực gia tăng tỷ lệ cổ phần của Saraburi, Bộ phận phân tích Công ty chứng khoán Bảo Việt cho rằng, mục đích của Saraburi là muốn thâm nhập thị trường Việt Nam. Vì sở hữu của BMP và NTP đều là tổ chức và quỹ đầu tư lớn, nên việc thâu tóm khó thực hiện.

Ông Đinh Quang Hoàn, Giám đốc Tư vấn tài chính doanh nghiệp, Công ty chứng khoán Bản Việt có cách nhìn khác. Theo ông Hoàn, nếu bở qua xuất xứ địa chỉ của các khoản tài chính, thì nên coi nhà đầu tư nước ngoài như các cổ đông bình thường.

Luật hiện nay cho phép khối ngoại mua tới 49% cổ phần các công ty niêm yết. Tỷ lệ 51% thuộc về nhà đầu tư nội địa được xem như một tấm chắn bảo vệ doanh nghiệp trong nước. Đa phần các giao dịch lớn gần đây được thực  hiện với mục đích đầu tư tài chính hoặc hợp tác chiến lược cùng ngành nghề.

Đứng trên góc độ nhà tư vấn cho CFR International Spa mua lại cổ phần của DMC, ông Trịnh Thanh Cần, Giám đốc Tư vấn, Công ty chứng khoán HSC cho rằng, đa phần cổ đông lớn xuất hiện của các doanh nghiệp gần đây thuộc hình mẫu nhà đầu tư chiến lược, nên nắm rõ thông tin hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Khi  cảm thấy được chào đón và doanh nghiệp nội địa bày tỏ thiện chí, họ mới tham gia mua cổ phần. Đây là các cuộc M&A mang màu sắc thân thiện.

Tuy nhiên, một số chuyên gia trong lĩnh vựa M & A đánh giá, với các lĩnh vực thiết yếu như dược phẩm, khối ngoài hoàn toàn có thể vượt qua rào cản 49% bằng cách nắm tối đa tỷ lệ sở hữu và cho các pháp nhân nội địa sân sau nắm thêm cổ phần. Để bảo vệ, các doanh nghiệp trong nước có thể sửa điều lệ và đặt ra rào chắn làm nản lòng bên mua.
 

Theo ĐTCK

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích