Cũng theo ông Nghĩa, hậu sáp nhập, nếu SHB có vấn đề gì, Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ vào cuộc, theo dõi chặt chẽ để đảm bảo khả năng chi trả. “Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp để bảo vệ quyền lợi người gửi tiền”, ông nói.
Theo ông Nghĩa, Ngân hàng Nhà nước trước đó cũng đã có một số giải pháp để hỗ trợ xử lý nợ tại HBB. Đồng thời, lãnh đạo này khẳng định, HBB không thua lỗ kéo dài như một số nhận xét.
Ông này dẫn ví dụ báo cáo kiểm toán của HBB từ 2008 đến 2010, tỷ lệ ROE không thấp luôn đạt 12-13%, ROA cỡ khoảng 1% và kết luận, nguyên nhân khó khăn của HBB xuất phát từ nhiều yếu tố.
Trong đó, việc HBB đầu tư và khách hàng lớn, lĩnh vực chịu rủi ro, tác động từ chu kỳ kinh tế như đóng tàu (cho Vinashin vay), vận tải, sản xuất nguyên vật liệu… Bên cạnh đó là sự yếu kém trong quản trị rủi ro của HBB.
Theo tiết lộ của Tổng giám đốc SHB Nguyễn Văn Lê, tính đến hết tháng 6, nợ xấu của HBB là 3.729 tỷ đồng, chiếm 23,66% tổng dư nợ, đã tính cả nợ của Vinashin trừ đi 30% chuyển đổi thành trái phiếu. Tính chung, nợ xấu SHB là 8,96%.
Theo Infonet