"Kiểu gì cũng có thưởng Tết"

Thứ hai, 07/01/2013, 16:04
DN kêu khó, nhiều “đại gia” năm nay cũng tuyên bố cắt thưởng. Nói là vậy song bằng cách này hay cách khác kiểu gì cũng sẽ có thưởng cho người lao động.

Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH khẳng định như vậy khi nhận định tình hình thưởng Tết năm nay.

Phạm Minh Huân
 Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH nhận định kiểu gì người lao động cũng sẽ có thưởng Tết.

Thứ trưởng nhận định như thế nào về tình hình thưởng Tết năm nay?

Hiện các địa phương đã báo cáo thưởng Tết, có thể tuần sau Bộ sẽ công bố tổng hợp tình hình lương 2012, thưởng Tết Dương và Tết Quý Tỵ. Tổng hợp ban đầu cho thấy, trong thời buổi kinh tết khó khăn, tình hình thưởng Tết năm nay có nhiều điểm sáng song cũng có những vệt mờ. …

Cụ thể, trước đó, nhiều “đại gia” như ngân hàng, ngành điện tuyên bố sẽ cắt thưởng Tết năm nay. Ông nhận định sao về thông tin này?

Đúng là ngành điện mấy năm nay đều không có thưởng. Theo quy định DN có vốn nhà nước khi có lợi nhuận sẽ được trích vào quỹ thưởng tuy nhiên. Tuy rằng Tập đoàn điện lực Việt Nam báo cáo có lãi song những năm trước đó vẫn còn số nợ cũ thì nên phải chuyển sang quỹ dự phòng tài chính bù lỗ.

Về phía ngân hàng, báo cáo tổng hợp gửi về cho thấy, tuy số thưởng của ngành này cắt giảm nhưng so với mặt bằng chung vẫn còn cao lắm.

Tuyên bố cắt giảm thưởng là vậy, song thực tế liệu có câu chuyện DN nói một đằng làm một nẻo, sẽ tìm mọi cách hợp lý hóa tiền thưởng Tết cho người lao động?

Thực tế cho thấy, dù không quy định chính thức nhưng văn hóa người Việt vẫn coi trọng Tết âm lịch, vì vậy thưởng Tết cũng được coi là nguồn động viên cần thiết để giữ chân lao động. Một khi lao động là nguồn nhân lực quý giá, DN sẽ tìm mọi cách, bằng hình thức này hay hình thức khác để thưởng cho người lao động dù có khó khăn tới đâu.

Dù sao, người lao động cũng được coi là nguồn tạo lợi nhuận cho DN, giúp DN phát triển.

thưởng tết

Dù kêu khó song kiểu gì DN cũng có thưởng Tết cho người lao động

Ngược lại, ông nghĩ gì trước thông tin thưởng Tết "khủng" tại TP.HCM hay Đồng Nai với con số gần 650 triệu đồng?

Tôi cho rằng, với tình hình kinh tế năm nay, số DN công bố mức thưởng khủng như vậy không nhiều, và số người được thưởng mức đó cũng rất ít.

Trở lại câu chuyện DN nhiều năm đều thông báo lỗ, không có thưởng Tết. Liệu có câu chuyện lợi dụng chính sách để hưởng lợi?

Vấn đề này, bản thân ngành thuế đang thanh tra độ minh bạch tài chính của DN xem họ có ý đồ chuyển giá tạo lỗ giả hay không. Nếu phát hiện sẽ có biện pháp xử lý nghiêm.

Bộ LĐ-TB-XH cũng đã có công văn gửi tới chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc chỉ đạo địa phương tổng hợp tình hình và phân loại DN. Theo đó, đối với DN bỏ trốn, hiện đang còn nợ lương, nợ bảo hiểm, nếu không còn nguồn nào khác, địa phương phải thống kê và trích ngân sách để thanh toán cho người lao động.

Đối với những DN khó khăn thực sự nhưng vẫn duy trì hoạt động thì cần phải có sự tác động chỉ đạo địa phương. Thực tế cho thấy DN thì lúc nào cũng kêu khó khăn, thưởng Tết hay không là quyền của DN nhưng trước bối cảnh khó khăn chung vẫn cần có sự can thiệp cơ quan chức năng.

Mấy năm nay TP.HCM làm rất tốt trong vấn đề này. Khi DN kêu khó khăn, lãnh đạo chính quyền, đại diện các đoàn thể đều trực tiếp tới gặp chủ sử dụng lao động để vận động tuyên truyền. Kết quả dù DN khó khăn mấy cũng phải móc túi ra thưởng Tết cho người lao động ít nhất là nửa tháng lương.

Với tư cách cơ quan quản lý chính sách, Bộ LĐ-TB-XH chỉ có thể tác động bằng cách động viên DN đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường ổn định tình hình lao động… Tuy nhiên, động thái cụ thể của địa phương mới mang tính quyết định.

Tôi rất mong kinh nghiệm của TP.HCM được nhân rộng tới tất cả địa phương trên cả nước. Không chỉ tác động tới thưởng Tết, TP.HCM còn có rất nhiều động thái cụ thể hỗ trợ đời sống người lao động khi khó khăn như: bán hàng bình ổn giá; lắp công tơ điện từng phòng trọ công nhân; vận động chủ nhà trọ không tăng giá; hỗ trợ công nhân về quê ăn Tết…

Xin cám ơn ông!

Theo Khám Phá

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn