Thị trường chuyển nhượng ảm đạm: V-League thời bão giá

Thứ bảy, 28/04/2012, 09:48
Năm 2012 là một năm khó khăn chung đối với nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Đã có  hàng loạt công ty, xí nghiệp đóng cửa từ cuối năm 2011. Bóng đá Việt Nam vốn sống trên “bầu sữa” của các doanh nghiệp nên không tránh khỏi sự đi xuống trông thấy rõ trong giai đoạn chuyển nhượng giữa mùa.

Tin liên quan
>>
Mẹ Công Vinh tiết lộ tiền chuyển nhượng gây sốc
>>Sài Gòn FC: Loạn thông tin chuyển nhượng


Hầu hết các đội bóng đều đã được Cổ phần hóa và chịu sự chi phối của nhà tài trợ chống lưng đằng sau. Thời buổi kinh tế khó khăn, kiếm đồng tiền thật không dễ.

Bởi thế, các ông bầu của hầu hết các đội đều thắt chặt chi tiêu. Chính vì lẽ đó, so với mùa bóng 2011, thị trường chuyển nhượng giữa mùa không xuất hiện những thương vụ “bom tấn” như người ta vẫn đồn đoán.


Hướng đến sự ổn định

Một xu hướng chung được các đội bóng V-League giai đoạn này là tiến hành đảm bảo tính ổn định ở đội ngũ cầu thủ bởi không muốn hụt “két”. Lực lượng nội binh cũng như ngoại binh được các HLV quản lý rất chặt. Bởi đã không có tiền mua sắm củng cố lực lượng nên quản lý chặt để không mất quân ở giai đoạn khốc liệt.


Việt Thắng là thương vụ  "bom tấn" duy nhất của thị trường chuyển nhượng giữa mùa
 

Đặc biệt là những cầu thủ có số má hầu như được bảo vệ bằng cách hét giá trên trời để đối thủ nản lòng. Vụ Tấn Trường vừa qua là một điển hình khi Sài Gòn FC phát ra mức giá đến gần 9 tỷ kèm mức lương trên 70 triệu đồng. Chỉ nghe đến thế thôi, CS-Đồng Tháp và K-Kiên Giang lắc đầu nguây nguẩy.

Ngoài trường hợp tiền đạo Việt Thắng ( B-Bình Dương) xin được ra Thanh Hóa để cứu vãn sự nghiệp với cái giá 2 tỷ cho nửa mùa bóng thì hầu như không có thương vụ “bom tấn” nào diễn ra. Nếu so với việc V-Hải Phòng chi ra tới 3 tỷ để có được Đình Luật từ Sài Gòn FC mùa trước thì con số này vẫn chưa thấm vào đâu.

Có thể khẳng định một điều rằng, tất cả các CLB đều ít nhiều có nhu cầu mua sắm để làm dày bộ khung lực lượng. Muốn thế, ông bầu phải chịu chi nhưng lấy tiền tỷ đâu ra ở thời buổi bão giá như thế này. “Nguyên việc nuôi bộ máy đội bóng với quỹ lương lên đến vài tỷ mỗi tháng đã khiến ông bầu chóng mặt chứ mua sắm cái nỗi gì”, lời nói chân thành của một ông bầu đội bóng đóng tại phía Nam.


Chào thua với nhà môi giới

Giai đoạn bổ sung thay thế cầu thủ giữa giai đoạn đã kết thúc nhưng nhìn chung đây là mùa những nhà môi giới làm ăn bết bát nhất. Lượng cầu thủ liên tiếp bị ứ đọng do không nhiều CLB chịu bỏ tiền ra mua sắm. Phần sợ tốn kém phần chất lượng của các tân binh này cũng không hơn bộ khung cũ là mấy.

Một vài CLB phía bắc như CLB BĐ Hà Nội, V-Hải Phòng, V-Ninh Bình giai đoạn vừa qua có không dưới chục cầu thủ tìm đến thử việc, đây đa phần là quân của hai nhà môi giới Trần Tiến Đại và Achilefu.

Nhưng theo tìm hiểu thì hầu như không một trường hợp nào lọt vào mắt xanh của ông bầu các đội bóng này, phần vì chuyên môn phần vì giá “chát” quá. Các ông bầu phải tính đến bài toán kinh tế cho con đường dài chứ không thể vì một vài thương vụ mà ảnh hưởng đến kế hoạch của đội bóng.

Kết thúc giai đoạn lượt đi hàng loạt “phát súng” về giá cầu thủ được đưa lên sàn. Đội bóng Sài Gòn của nhà môi giới Trần Tiến Đại là chào bán nhiều nhất với những cái tên hót kèm mức giá khủng.

Nào là Nsi sẵn sàng cho đi nếu CLB nào chồng đủ 7 tỷ và mức lương 20 ngàn USD, nào là Nguyễn Rogerio 9 tỷ với mức lương 18 ngàn USD/tháng. Đồng thời họ chơi chiêu là bắn ra tin đội này đang này đội khác đang muốn có anh này để bán được giá. Tuy nhiên, ngay cả khi đã làm hết mọi chiêu trò thì các CLB đều “bỏ của chạy lấy người” bởi bài toán tiền đâu.

Đúng là trong thời buổi bão giá, CLB cũng không nằm ngoài xu hướng chi tiêu tiết kiệm của xã hội.


Minh Phước

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn