Nếu một ngày bầu Đức, bầu Kiên chán bóng đá?

Thứ sáu, 27/04/2012, 09:10
Hãy bắt đầu từ một câu hỏi nhỏ mà bất cứ ai cũng sẽ dễ dàng tìm ra câu trả lời: “Nếu một ngày nào đó bầu Đức chán bóng đá, số phận của HA.GL sẽ ra sao?”.


Tin liên quan
>>Bầu Đức chi tiền túi trang bị hiện đại cho trọng tài
>>Bầu Đức tin VPF kiếm được 600 tỷ đồng/năm từ bản quyền truyền hình?
>>Bầu Đức: ‘VPF sẽ tạo bước ngoặt về quản lý bóng đá’


Tiếp tục đặt ra câu hỏi vừa nhắc với phần còn lại của V.League, câu trả lời là gần như toàn bộ các CLB trên BXH hiện thời sẽ “biến mất”, lúc đó giải VĐQG VN sẽ chỉ còn chừng 4,5 cái tên đang hoạt động theo mô hình bóng đá quốc doanh gắn mác doanh nghiệp “chơi” với nhau, nhưng tiền chắc chắn sẽ eo hẹp lại rất nhiều.

Phải đặt câu hỏi và hình dung ra viễn cảnh nêu trên để thấy rõ hơn mức độ phụ thuộc của bóng đá VN vào túi tiền của các ông bầu thời điểm này là như thế nào. Chính xác thì nó đã và đang quyết định tới sự tồn vong của cả một nền bóng đá.

 

Bóng đá VN: Dưới cái bóng của các nhà tài phiệt
 

Ngày hôm qua, các ông bầu tiếp tục khẳng định sức mạnh tuyệt đối của họ qua việc kêu gọi thêm được 10 Tập đoàn kinh tế lớn tài trợ cho bóng đá VN, qua đó tiếp tục xác lập những kỷ lục mới về tổng số tiền tài trợ, đầu tư vào bóng đá nội từ trước đến nay.
 
Tất nhiên, đó là tin vui và rất đáng hoan nghênh, nhưng vấn đề đặt ra nằm ở chỗ, VFF với tư cách là tổ chức xã hội nghề nghiệp trong lĩnh vực bóng đá đã gần như bị gạt ra ngoài thời cuộc, dù về lý trách nhiệm kêu gọi đầu tư, tài trợ không thể không dính dáng gì tới VFF.
 
Một chuyên gia bóng đá từng nhiều năm học tập, làm việc ở Đức phân tích: “Xã hội hóa bóng đá không có nghĩa là mở cửa ồ ạt cho bất cứ ai có tiền nhảy vào rồi muốn làm gì thì làm. 
 
Những ngày sống tại Đức, tôi chứng kiến tận mắt ông chủ tịch DFB cả ngày đi tìm kiếm tài trợ bởi vì đấy là trách nhiệm của anh sau khi được đề bạt vào vị trí lãnh đạo, chứ không phải chuyện của ông A, ông B nào cả. 
 
Tất nhiên, mình mời người ta vào đầu tư mình phải có chính sách, có cơ chế để đảm bảo quyền lợi cho họ. Nhưng những gì thuộc về nguyên tắc, thuộc về chuyên môn mình phải giữ vững chứ không thể sạch bách như VN ta”.

Điều vị chuyên gia nói không sai và việc bóng đá nằm trong tay các nhà tài phiệt không phải lúc nào cũng thi vị (lấy ví dụ SG.FC chẳng hạn). Nhưng phải lật ngược lại vấn đề rằng tại sao giờ “quả bóng” lại được chuyền tới chân các ông bầu?!    


Theo Thethao24h

Các tin cũ hơn